Đây là nội dung đáng lưu ý, được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn Chương II Nghị định 129/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Theo đó, quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế.
Hình minh họa (nguồn internet)
Tuy nhiên, riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 (ba mươi) ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế.
Trong thời hiệu 30 ngày này mà tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn, cản trở việc cưỡng chế, không thực hiện trách nhiệm của mình như: không nhận quyết định cưỡng chế, cản trở không cho cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi này.
Căn cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước của đối tượng bị cưỡng chế có xác nhận của kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức được phép uỷ nhiệm thu thuế của đối tượng bị cưỡng chế.
Như vậy, thường thì thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế, nhưng đối với quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu thi hành có thể được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi vi phạm tại Thông tư 215.
Xem thêm quy định khác tại Thông tư 215/2013/TT-BTC có hiệu lực từ 21/02/2014.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |