Dưới đây là nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng từ ngày 01/01/2026.
Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng (Hình từ internet)
Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024.
Biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024.
(khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024)
Theo Điều 23 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 thì quyền và nghĩa vụ của người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định như sau:
(1) Người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng có các quyền sau đây:
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024;
- Được lao động, học tập, hướng nghiệp, học nghề; được tham gia chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống;
- Được trình bày nguyện vọng, kiến nghị của mình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; với Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên của trường giáo dưỡng;
- Được bảo đảm giữ bí mật cá nhân trong quá trình chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng;
- Được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp xử lý chuyển hướng;
- Được hướng dẫn thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng, đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng.
(2) Người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng có các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng;
- Tuân thủ pháp luật, chấp hành nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
- Chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng;
- Báo cáo tình hình chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng khi được yêu cầu;
- Trình diện cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng.
(3) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Khiển trách.
- Xin lỗi bị hại.
- Bồi thường thiệt hại.
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Quản thúc tại gia đình.
- Hạn chế khung giờ đi lại.
- Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
- Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
- Tham gia chương trình học tập, dạy nghề.
- Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý.
- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
- Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
(Điều 36 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024)
Người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự thì có thể được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 38 của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024;
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024;
- Người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
(Điều 37 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024)
Xem thêm nội dung tại Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |