Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quốc Tuấn

Xin cho tôi hỏi Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào? - Minh Nhật (Bình Thuận)

Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hình từ internet)

Ngày 09/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quan điểm, mục tiêu quy hoạch như sau:

(1) Quan điểm

- Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thuỷ sản, kinh tế biển; phù hợp quy hoạch tổng thể quốc gia, không gian biển quốc gia, sử dụng đất quốc gia và các quy hoạch có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng và an ninh.

- Bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo tồn đa dạng sinh học, tăng diện tích thủy vực được bảo vệ, bảo tồn tại các vùng biển, vùng nội địa dựa trên tiếp cận thận trọng và tiếp cận dựa vào hệ sinh thái.

- Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản gắn với lợi ích, trách nhiệm của cộng đồng và phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng, các ngành kinh tế; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bình đẳng giới, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.

- Khai thác thủy sản phù hợp với tiềm năng nguồn lợi thủy sản, theo hướng hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm, hải hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, dinh dưỡng, nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân trên cơ sở ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất thủy sản.

(2) Mục tiêu

* Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

Bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực và bảo tồn đa dạng sinh học biển góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

* Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

+ 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587 ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia).

+ 149 khu vực ở vùng biển (59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản) và 119 khu vực nội địa (66 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 53 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn) được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản.

- Đối với khai thác thủy sản

+ Tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc.

+ Cơ cấu nghề khai thác thủy sản như sau: Nghề lưới kéo chiếm 10,0%; nghề lưới vây chiếm 6,1%; nghề lưới rẽ chiếm 40,3%; nghề câu chiếm 18,9%, nghề lưới chụp chiếm 3,0%; nghề lồng bẫy chiếm 2,9%, nghề khác chiếm 16,6% và nghề hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản chiếm 2,2% tổng số tàu cá.

+ Tổng số lao động giảm xuống còn khoảng 600 nghìn người.

+ Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thành một hệ thống liên hoan, liễn vùng nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá.

* Tầm nhìn đến năm 2050

Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới, đa dạng sinh học biển và các thủy vực nội địa được bảo tồn và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; góp phần bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Xem chi tiết tại Quyết định 389/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 09/5/2024.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

325 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;