Những trường hợp được quyền từ chối tiếp công dân

Luật Tiếp công dân 2013 được ban hành ngày 25/11/2013. Luật này đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cũng như xác định các trường hợp người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp công dân.

 

Cụ thể, theo Điều 7 Luật tiếp công dân 2013, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quy định như sau:

  • Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
  • Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
  • Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
  • Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
  • Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
  • Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

  • Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
  • Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
  •  Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
  • Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
  • Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
  • Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

Tuy nhiên, có những trường hợp pháp luật cho phép người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân, cụ thể:

  • Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
  • Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
  • Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Đây là nội dung được quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

609 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;