Chỉ thị đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Chỉ thị đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng
Quốc Tuấn

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Chỉ thị đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Chỉ thị đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Chỉ thị đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng (Hình từ internet)

Ngày 06/12/2024, Bộ Xây dựng có Chỉ thị 02/CT-BXD về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng.

Chỉ thị đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Theo đó, đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới” nhằm xây dựng ngành Xây dựng thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới; Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau đây:

(1) Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí

Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; cán bộ, đảng viên, người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những chương trình hành động, kế hoạch, có chỉ tiêu cụ thể, các công việc cụ thể và tiến hành thường xuyên, triệt để.

(2) Tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng có liên quan đến công tác phòng, chống lãng phí

Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật đối với các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như: công tác ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật; lĩnh vực quản lý hoạt động xây dựng, giám định chất lượng công trình, quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng,.... quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng. Xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.

(3) Tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí; cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để chống lãng phí.

Sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; rà soát, sửa đổi, tối ưu hóa quy trình làm việc đảm bảo khoa học, hiệu quả; nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượng; tập trung nghiên cứu, triển khai, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội; rà soát, hoàn thiện tinh gọn bộ máy tổ chức để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện mới.

Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, quyết định chủ trương đầu tư; tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai thi công, hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình, dự án để chống lãng phí, thất thoát.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện dự án; công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự toán. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc hoàn thành công trình đúng tiến độ; đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn (nếu có).

Đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh phát triển của doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu.

Xem chi tiết nội dung tại Chỉ thị 02/CT-BXD ngày 06/12/2024.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;