05 nội dung đáng chú ý trong đầu tư trực tiếp của Quỹ ĐTPT địa phương

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Nội dung đáng chú ý trong đầu tư trực tiếp của Quỹ ĐTPT địa phương

05 nội dung đáng chú ý trong đầu tư trực tiếp của Quỹ ĐTPT địa phương (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Nghị định 138/2007/NĐ-CP quy định 05 nội dung đáng chú ý trong đầu tư trực tiếp của Quỹ đầu tư phát triển địa phương như sau: 

1. Đối tượng đầu tư

Đối tượng đầu tư trực tiếp là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) thông qua, bao gồm:

  • Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật;

  • Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; các dự án phụ trợ bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao;

  • Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở và các dự án phát triển khu đô thị mới;

  • Các dự án bảo vệ và cải tạo môi trường;

  • Các dự án đầu tư trọng điểm khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Điều kiện đầu tư

  • Dự án đầu tư đã được quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.

  • Dự án đầu tư phải có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

3. Phương thức đầu tư

  • Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể thực hiện đầu tư với tư cách là chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức khác để đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể trực tiếp quản lý dự án đầu tư hoặc thuê các tổ chức chuyên môn quản lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức đầu tư

Tuỳ từng điều kiện cụ thể, Quỹ đầu tư phát triển địa phương lựa chọn các hình thức đầu tư sau đây:

  •  Đầu tư theo các hình thức: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) theo quy định của pháp luật;

  • Tìm kiếm dự án, thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư sau đó thực hiện đầu tư, hoặc chuyển nhượng lại dự án cho chủ đầu tư khác thực hiện đầu tư.

5. Thẩm quyền quyết định đầu tư

  • Mức vốn đầu tư đối với một dự án đến 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Quỹ đầu tư phát triển địa phương quyết định.

  • Mức vốn đầu tư đối với một dự án trên 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Chi tiết xem tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP có hiệu lực ngày 19/9/2007.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

102 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;