03 cách nhận diện chuyến bay của người khai thác tàu bay

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 22/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định quản lý nhiên liệu tiêu thụ và phát thải khí CO2 từ tàu bay trong hoạt động hàng không dân dụng, ban hành ngày 28/9/2020.

03 cách nhận diện chuyến bay của người khai thác tàu bay, Thông tư  22/2020/TT-BGTVT

03 cách nhận diện chuyến bay của người khai thác tàu bay (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Điều 4 Thông tư  22/2020/TT-BGTVT quy định người khai thác tàu bay nhận diện các chuyến bay của mình theo một trong các cách như sau:

Cách 1: Theo Mã định danh Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)

Cách 2: Theo Số đăng ký tàu bay

  • Trong trường hợp một chuyến bay không thể nhận diện theo Mã định danh ICAO hoặc Số đăng ký tàu bay thì chuyến bay đó được xác định thuộc về chủ sở hữu tàu bay, khi đó chủ sở hữu tàu bay được xem là người khai thác tàu bay. Chủ sở hữu tàu bay phải cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết để nhận diện chuyến bay của người khai thác tàu bay khi được yêu cầu.

  • Trong trường hợp cho thuê tàu bay bao gồm cả tổ bay, nếu một chuyến bay được khai thác theo Mã định danh ICAO của bên thuê, các nghĩa vụ liên quan đến lượng nhiên liệu tiêu thụ, phát thải khí CO2 của chuyến bay được xác nhận cho bên thuê tàu bay.

  • Trong trường hợp chia chỗ chuyến bay (code-share), lượng phát thải của các hãng hàng không khác nhau được phân bổ cho người khai thác tàu bay có Mã định danh ICAO trong Kế hoạch bay không lưu.

Cách 3: Nhận diện một người khai thác tàu bay của một quốc gia

  • Một người khai thác tàu bay thuộc quyền của một quốc gia phải được nhận diện qua Mã định danh ICAO, Chứng chỉ người khai thác tàu bay (sau đây viết tắt là AOC) và nơi đăng ký pháp lý.

  • Khi người khai thác tàu bay đổi Mã định danh ICAO, AOC hoặc nơi đăng ký pháp lý đến quốc gia mới nhưng không thành lập công ty mới hoặc công ty con thì quốc gia này trở thành quốc gia quản lý người khai thác tàu bay cho giai đoạn tiếp theo.

  • Hai người khai thác tàu bay được coi là một cơ quan duy nhất nếu một người khai thác tàu bay này là công ty con do người khai thác tàu bay kia sở hữu toàn bộ và cả hai đều được đăng ký hợp pháp trong cùng một quốc gia và quốc gia này là quốc gia quản lý.

  • Việc coi một số người khai thác tàu bay là một cơ quan duy nhất không áp dụng khi người khai thác tàu bay được sở hữu hoàn toàn bởi một công ty mẹ không phải là người khai thác tàu bay.

  • Khi hai người khai thác tàu bay được coi là một cơ quan duy nhất, lượng phát thải CO2 của họ được tổng hợp để tính toán các yêu cầu bù đắp của cá thể này. Các thông tin và hồ sơ chứng minh phải được cung cấp đầy đủ trong Kế hoạch giám sát nhiên liệu của người khai thác tàu bay để chứng minh công ty con đó do công ty mẹ sở hữu toàn bộ.

Chi tiết xem tại Thông tư 22/2020/TT-BGTVT, có hiệu lực từ 01/01/2021.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

611 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
Liên quan Bài viết
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;