Mới đây, Chính phủ đã ban hành Thông tư 33/2010/TT-BTNMT về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
02 nguồn vốn hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương (Ảnh minh họa)
Theo đó, Nghị định 138/2007/NĐ-CP quy định về nguồn vốn hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương như sau:
Thứ nhất: Vốn chủ sở hữu
Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm:
Vốn điều lệ: được bố trí trong dự toán chi ngân sách hoặc nguồn tăng thu ngân sách địa phương hàng năm và được bổ sung từ Quỹ đầu tư phát triển theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 40 Nghị định này;
Tiền đóng góp tự nguyện, các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật để hình thành vốn chủ sở hữu.
Lưu ý: Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và thông báo cho Bộ Tài chính; nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.
Thứ hai: Vốn huy động
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được huy động các nguồn vốn trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm:
Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. Việc vay vốn ngoài nước thực hiện theo quy định của pháp luật về vay nợ nước ngoài;
Phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định của pháp luật;
Các hình thức huy động vốn trung và dài hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Tổng mức vốn huy động theo các hình thức nêu trên tối đa bằng 6 lần vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại cùng thời điểm.
Vốn nhận uỷ thác theo quy định không thuộc vốn hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Chi tiết xem tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP có hiệu lực ngày 19/9/2007.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |