Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6212:1996 (ISO 6970 : 1994) về mô tô, xe máy - thử độ ô nhiễm - băng thử công suất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6212:1996 (ISO 6970 : 1994) về mô tô, xe máy - thử độ ô nhiễm - băng thử công suất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Số hiệu: | TCVN6212:1996 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/1996 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | TCVN6212:1996 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/1996 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Tiêu chuẩn này quy định tính năng của băng thử công suất vạn năng và băng thử đã được đơn giản hóa có một con lăn đơn, dùng cho các phép thử trong phòng thí nghiệm đối với xe máy và mô tô. Tiêu chuẩn cũng quy định các đặc tính về kết cấu của băng thử. Băng dùng để kiểm tra khí xả phát ra từ xe máy và mô tô, như đã xác định trong TCVN 6211:1996, bằng các phép thử được thực hiện phù hợp với TCVN 6012:1995 và TCVN 6207:1996. Chú thích 1 - Trong tiêu chuẩn này, để mô phỏng khối lượng của xe trên đường, mô men quán tính của khối lượng được thêm vào băng thử phải tương đương với quán tính của xe trên đường. TCVN 6211:1996 (ISO 3833:1997) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa. TCVN 6012:1995 (ISO 6460:1981) Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo chất khí ô nhiễm phát ra từ môtô lắp động cơ xăng. TCVN 6207:1996 (ISO 6855:1983) Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo chất khí ô nhiễm phát ra từ xe máy lắp động cơ xăng. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3.1 Hệ thống mô phỏng quán tính cho phép tạo ra tác động của khối lượng xe được thử. 3.2 Cơ cấu phanh tạo ra lực cản khí động mà xe gặp phải trên đường. 3.3 Hệ thống làm mát được bố trí ở phía trước của xe, dẫn luồng không khí vào làm mát động cơ theo cách tương tự như khi xe chạy trên đường. 4.1 Quy định chung Năng lượng do băng thử hấp thụ phải gần bằng năng lượng cần thiết làm cho xe chạy trên đường bằng phẳng ở một tốc độ ổn định. 4.2 Đường cong hấp thụ công suất (năng lượng) Công suất yêu cầu để làm cho xe chạy trên đường được xác định bởi phương trình: P = Av3 + Bv + mv ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 v là tốc độ của xe; A và B là các hằng số kích thước, là hàm số của đặc tính của xe và người lái; m là khối lượng chuẩn của xe; là gia tốc của xe; Av3 tương đương với công suất được hấp thụ do lực cản khí động; Bv tương đương với công suất được hấp thụ do lực cản lăn; mv tương ứng với công suất được hấp thụ bởi lực cản do khối lượng của xe. 4.2.1 Mô phỏng lực cản khi động, Av3 Công suất do phanh hấp thụ phải bằng công suất cần thiết để thắng lực cản khí động mà xe gặp phải trên đường. Có thể bảo đảm cho điều kiện này được thỏa mãn khi công suất do phanh hấp thụ Pa, bao gồm cả ma sát trong của băng thử, như sau: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 0 ≤ Pa ≤ + 0,05 + 0,05Pv50 - Đối với tốc độ vượt quá 12km/h (ở đây kết quả không thể là đại lượng âm): Pa = kV3 ± 0,05 kv3 ± 0,05 Pv50 4.2.2 Mô phỏng lực cản lăn, Bv Với con lăn có đường kính thích hợp, công suất mất mát do sự
tiếp xúc giữa lốp xe và con lăn phải bằng công suất mất mát do sự tiếp xúc giữa
lốp xe và đường. Có thể thỏa mãn được điều kiện này
0 4.2.3 Mô phòng khối lượng, mv Để mô phỏng khối lượng của xe trên đường trong các pha tăng
tốc và giảm tốc, các chi tiết quay của băng thử phải có quán tính tương đương
với quán tính của xe đưa vào thử. Quán tính tương đương là mômen quán tính đối
với trục quay của con lăn được tạo ra bởi khối lượng đặt trên chu vi của con
lăn, và bằng các khối lượng quán tính quay của băng thử. Quán tính tương đương
được xác định bằng cách cộng thêm vào quán tính cơ sở của băng thử quán tính
của các khối lượng phụ thêm. Quán tính cơ sở của băng thử phải bằng 100 kg. Với các khối
lượng phụ thêm, quán tính có thể biến đổi trong khoảng từ 100 kg đến 400 kg với
các nấc (cấp) biến đổi 10 kg. Các quán tính này phải được đo và ghi lại với sai lệch ± 3
kg. ... ... ... 4.3 Đo quãng đường đi Băng thử phải được trang bị cơ cấu đo quãng đường đi được
của bánh xe bị động trong quá trình thử. Phép đo này được thực hiện với sai
lệch giới hạn ± 2m. 4.4 Đo tốc độ Đo tốc độ dài của con lăn với sai lệch ± 1 km/h đối với các
tốc độ trên 10 km/h. 5 Tính năng của hệ thống làm mát 5.1 Tốc độ dài của dòng không khí làm mát Tốc độ dài của luồng không khí làm mát của hệ thống, được đo
tại tâm của luồng không khí và cách đầu ra của hệ thống làm mát 20 cm phải phù
hợp với bảng 1. Bảng 1 - Tốc độ của luồng không khí Kiểu băng thử ... ... ... VR Km/h Tốc độ không khí Va km/h Băng vạn năng VR ≤ 10 0 ≤ Va ≤ 15 VR > 10 ... ... ... Băng đơn giản Cho mọi tốc độ 25 ± 5 5.2 Kích thước đầu ra của hệ thống làm mát Luồng không khí đi ra phải có tiết diện tối thiểu là 0,4 m2 5.3 Vị trí đầu ra của hệ thống làm mát Mặt cắt ngang của luồng không khí đi ra phải đặt vuông góc
với đường trục dọc và cách bánh trước của xe trong khoảng từ 30 đến 45 cm. Phần
thấp nhất của đầu ra phải cách mặt phẳng ngang tiếp tuyến với con lăn trong
khoảng từ 15 đến 20 cm. Cần ghi nhãn bền vững trên tấm biển gắn cố định với các nội
dung sau: ... ... ... - TCVN 6212:1996 (ISO 6970); - Tên cơ sở chế tạo; - Kiểu hệ thống mô phỏng quán tính (cơ khí, điện, điện
tử...); - Kiểu phanh. Băng thử con lăn được cho trên hình 1. Băng thử con lăn được mô tả dưới đây là một ví dụ của một
kiểu băng sử dụng kỹ thuật đơn giản và đã được chứng minh là tốt, phù hợp với
các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này. Việc sử dụng băng thử con lăn loại này bảo đảm khả năng tiến
hành các phép thử bất cứ lúc nào và trong các phòng thí nghiệm khác nhau. Băng thử bao gồm: ... ... ... - Một phanh khí động (xem 7.1) có lắp một cơ cấu để điều
chỉnh công suất (năng lượng) được hấp thụ; - Bánh đà quán tính (xem 7.2); - Một thiết bị làm mát. Phanh khí động và bánh đà quán tính được lắp trên cùng một
trục. Trục này được truyền động bởi môt đai truyền có răng. Tỷ số truyền giữa
số vòng quay của con lăn và số vòng quay của bánh đà quán tính là 1:4. Thiết bị cũng bao gồm một máy đếm vòng quay cho phép ghi lại
quãng đường đi của xe trên con lăn và một máy đếm kiểu lực kế chỉ tốc độ của xe
được thử. Băng thử này đáp ứng được tất cả các yêu cầu về tính năng đã
quy định trong các điều từ 3 đến 6. Ngoài ra, băng thử đại diện cho các đặc tính về kết cấu đã
được xác định trong các điều từ 7.1 đến 7.4. 7.1 Phanh Dùng một phanh khí động gồm 2 cánh, có môđun m tới 14,57 mm
và đường kính ngoài tới 24 mm (xem hình 2). ... ... ... Đường cong trên hình 3 chỉ rõ độ biến đổi của công suất do
phanh hấp thụ là hàm số của khe hở giữa các nắp. Băng thử phải được trang bị cơ cấu làm thay đổi khe hở giữa
các nắp, do đó cho phép điều chỉnh chính xác công suất hấp thụ phù hợp với đặc
tính của xe được thử. 7.2 Hệ thống mô phỏng quán tính Quán tính của băng thử khi không có bánh đà (quán tính cơ
sở) là 100 kg. Quán tính này có thể tăng lên từng cấp 10 kg cho tới khi đạt
tới 410 kg bằng cách dùng các đĩa quán tính tương đương với 80 kg, 40 kg, 20 kg
và 10 kg; các đĩa quán tính có thể được thêm vào hoặc lấy ra dễ dàng khỏi băng
thử để điều chỉnh được quán tính của băng thử trong khoảng ±10 kg cho phù hợp
với khối lượng thực của xe, kích thước của các đĩa quán tính được cho trên hình
4. Hệ thống bánh đà quán tính đã chỉ ra trên hình 4 phải đươc chế tạo bằng
thép. 7.3 Hệ thống làm mát 7.3.1 Băng thử vạn năng Băng thử có trang bị một quạt làm mát để tạo ra luồng không
khí có tốc độ từ 0 đến 50 km/h. Tốc độ này phải không thay đổi trên toàn bộ
tiết diện đầu ra trong khoảng 10 % ở tốc độ 50 km/h. Tốc độ được điều chỉnh bởi
tốc độ con lăn. Tiết diện đầu ra có hình vuông với diện tích ở trong khoảng
0,4 đến 0,42 m2. ... ... ... Băng thử có trang bị một quạt làm mát để tạo ra luồng không
khí có tốc độ 25 km/h. Tốc độ này phải không thay đổi trên toàn bộ tiết diện
đầu ra trong khoảng 10 % ở tốc độ 25 km/h. Tiết diện đầu ra có hình vuông với diện tích ở trong khoảng
0,2 m2 đến 0,21 m2. 7.4 Hệ thống kẹp chặt bánh xe không được truyền động của xe Băng thử phải được trang bị một cơ cấu kẹp chặt bánh xe
không được truyền động của xe. Cơ cấu này có thể điều chỉnh được tương ứng với
đường kính của bánh xe đươc kẹp chặt. Hình 1 - Kết cấu băng thử Hình 2 - Phanh khí động ... ... ... Hình 4 - Bánh đà quán tính của băng
thử (quy định) PHƯƠNG
PHÁP CHỈNH ĐẶT BĂNG THỬ CÔNG SUẤT A.1 Quy định chung Phụ lục này giới thiệu phương pháp hiệu chỉnh đồng hồ chỉ
thị công suất (nếu có) và kiểm tra sự phù hợp của đường cong công suất được hấp
thụ bởi băng thử với đường cong yêu cầu theo TCVN 6012:1995 (ISO 6460:1981),
điều 5.3.1 và TCVN 6207:1996 (ISO 6855:1983) điều 5.3.1. ... ... ... A.2 Nguyên lý Tính công suất hấp thụ bằng cách đo thời gian giảm tốc của
con lăn, động năng của hệ thống bị tiêu tán bởi phanh và ma sát trong băng thử
công suất. Phương pháp có kể đến sự biến đổi cả ma sát trong ổ truc con
lăn do trọng lượng của xe gây ra. A.3 Quá trình chỉnh đặt A.3.1 Cho hệ thống mô phỏng quán tính hoạt động phù hợp với khối lượng của xe
được thử. A.3.2 Điều chỉnh phanh sao cho công suất phù hợp với một trong các giá trị đã
cho trong TCVN 6012:1995 (ISO 6460:1981) bảng 2 hoặc TCVN 6207:1996 (ISO
6855:1983) bảng 2. A.3.3 Cho con lăn chạy tới tốc độ v ± 10 km/h. A.3.4 Ngừng truyền động để và cho phép con lăn giảm tốc tự do. A.3.5 Ghi lại thời gian chạy của con lăn từ khi giảm tốc từ v + 5 km/h đến v
- 5 km/h. ... ... ... Pa = 2,78 x 10-3
x trong đó M là quán tính tương đương, tính bằng kilôgam. v là tốc đô thử, tính bằng mét trên giây, được dùng trong
A.3.3; t là thời gian trôi qua, tính bằng giây, để cho con lăn giảm
tốc từ v+5 km/h đến v - 5 km/h. A.3.7 Cho con lăn chạy tốc độ v. A.3.8 Ghi lại số đọc của công suất hấp thụ A.3.9 Vẽ đường cong công suất đã chỉ thị đươc hấp thụ bởi băng thử động lực
học đối với công suất đã chỉ thị (xem hình A.1) ứng với tốc độ v được dùng làm
tốc độ thử trong A.3.3. A.3.10 Lặp lại quá trình thử đã mô tả trong các điều từ A.3.3 đến A.3.9 đối
với phạm vi tốc độ từ 10 km/h đến 50 km/h với cấp thay đổi 10 km/h cho các lần
chỉnh đặt công suất khác nhau trong phạm vi công suất đã quy định trong TCVN
6012:1995 (ISO 6460:1981), bảng 2 hoặc TCVN 6207:1996 (ISO 6855:1983), bảng 2. ... ... ... A.3.12 Kiểm tra để bảo đảm đường cong này nằm trong dung sai đã cho trong TCVN
6012:1995 (ISO 6460:1981), điều 5.3.1 hoặc TCVN 6207:1996 (ISO 6855:1983), điều
5.3.1. Hình A.2 – Công suất hấp thụ là hàm
số của tốc độ thử |