Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5598:2007 (ISO 123 : 2001) về Latex cao su - Lấy mẫu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5598:2007 (ISO 123 : 2001) về Latex cao su - Lấy mẫu
Số hiệu: | TCVN5598:2007 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | TCVN5598:2007 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Rubber latex Sampling
Lời nói đầu
TCVN 5598:2007 thay thế TCVN 5598:1997
TCVN 5598:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 123 : 2001.
TCVN 5598:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên và Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
LATEX CAO SU - LẤY MẪU
Rubber latex Sampling
CẢNH BÁO: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.
Tiêu chuẩn này quy định các quy trình lấy mẫu latex cao su cô đặc cũng như các loại latex cao su tổng hợp và latex cao su nhân tạo. Tiêu chuẩn này phù hợp cho việc lấy mẫu latex cô đặc chứa trong phuy, xe bồn hoặc bồn. Phương pháp này cũng có thể dùng để lấy mẫu chất dẻo phân tán.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 2090 : 2007 (ISO 15528 : 2000) Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu.
TCVN 6315 : 2007 (ISO 124 : 1997) Các loại latex sao su – Xác định tổng hàm lượng chất rắn.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ISO 3310 – 1 : 2000 Test Sieves – Technical requirements and testing – Part 1: Test sieves of metal wire cloth (Rây thử nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Phần 1: Rây thử nghiệm bằng sợi kim loại).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1.
Lô (Iot)
Số lượng latex nhất định được chế biến hoặc sản xuất theo các điều kiện được xem như đồng nhất.
CHÚ THÍCH: Lô hàng có thể là một hay nhiều vật chứa hay bình chứa, ví dụ nó có thể gồm một vài phuy chứa latex.
3.2.
Mẫu (sample)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.3.
Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)
Lượng latex đại diện cho lô dùng để kiểm tra và thử nghiệm.
3.4.
Mẫu thử (test sample)
Lượng latex thích hợp để thử nghiệm, nhận được bằng cách lọc mẫu phòng thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Mẫu phòng thử nghiệm, không phải là mẫu thử, được dùng để xác định hàm lượng chất đông kết (xem 6.5.5)
3.5.
Phần mẫu thử (test portion)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.6.
Hàm lượng chất đông kết/chất còn lại trên rây
Tạp chất thô và cao su đông kết bị giữ lại theo các điều kiện của thử nghiệm (TCVN 6317 : 2007) trên rây lọc với đường kính lỗ trung bình là 180 mm ± 10 mm phù hợp với ISO 3310-1 : 2000.
CHÚ THÍCH: Trong kiểm tra latex khi giao nhận theo tàu, khối hàng hàm lượng chất đông kết/chất còn lại trên rây được hiểu là “chất đông kết”. Mảnh của màng latex và cao su đã đông kết không được có trong mẫu phòng thử nghiệm.
Mẫu phòng thử nghiệm đại diện được lấy từ khối latex. Mẫu thử nghiệm được chuẩn bị bằng cách lọc mẫu phòng thử nghiệm.
Không dùng những dụng cụ hoặc thiết bị có chứa đồng để lấy mẫu latex.
5.1. Máy khuấy, để làm đồng nhất latex trong thùng chứa.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.1.1. Piston, gắn đĩa bằng thép không gỉ (hoặc mạ crom) có đục lỗ, đường kính đĩa khoảng 150 mm, với lỗ có lề mài nhẵn có đường kính khoảng 10 mm.
5.1.2. Máy khuấy có động cơ, với tốc độ quay khoảng 50 vòng/min đến 200 vòng/min (5 rad/s đến 21 rad/s).
Loại máy khuấy thích hợp gồm có một bộ cánh khuấy hai cánh bằng thép không gỉ xếp được có đường kính 110 mm khi mở hoàn toàn, được gắn vào một trục bằng thép không gỉ có độ dài vừa đủ để cánh khuấy cách đáy thùng khoảng 1/10 chiều cao latex kể từ đáy thùng.
Nếu cần, hai cặp cánh khuấy có thể gắn trên một trục, trong trường hợp này, cánh phía dưới sẽ đáp ứng các yêu cầu nói trên. Tốc độ trục sẽ làm cho latex xáo trộn mà không tạo nên vòng xoáy.
5.1.3. Bộ phận làm quay thùng phuy (tùy ý, xem 6.4.1.5), có khả năng làm quay thùng phuy khoảng 10 vòng/min (1 rad/s).
5.2. Dụng cụ lấy mẫu, phù hợp cho việc lấy mẫu đại diện khoảng 1 lít tại chiều sâu latex biết trước. Dụng cụ này được làm từ vật liệu trơ với latex.
5.2.1. Ống lấy mẫu cho latex trong phuy
Sử dụng 5.2.1.1 hoặc 5.2.1.2
5.2.1.1. Ống lẫy mẫu, vật liệu trơ với latex, như thủy tinh, thép không gỉ, hoặc chất dẻo trơ, có đường kính trong từ 10 mm đến 15 mm và chiều dài ít nhất là 1 m, hai đầu hở và có nút chặn để đóng và mở đầu ống lại khi rút latex.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2.1.2. Ống lấy mẫu, bằng thép không gỉ, có đường kính trong khoảng 25 mm và chiều dài ít nhất 1 m và đáy có thể mở hoặc đóng nhờ một bộ phận điều khiển được. Hình 1 mô tả dụng cụ lấy mẫu thích hợp.
5.2.2. Dụng cụ lấy mẫu trên xe bồn hoặc bồn chứa
Dùng 5.2.2.1 Để lấy mẫu có chiều sâu 3 m hoặc sâu hơn. Dùng 5.2.2.1 hoặc 5.2.2.2 để lấy mẫu có chiều sâu nhỏ hơn 3m.
CHÚ DẪN
1. Tay cầm
2. Lò xo
3. Ống
4. Ống dẫn thanh van
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 1 - Ống lấy mẫu đối với thùng, xe bồn và bồn nhỏ (không tỷ lệ)
CHÚ DẪN
1. Tay cầm (nắp mở nén bằng tay)
2. Thanh thép tròn
3. Miệng nắp
4. Bình chứa có kích cỡ thích hợp
a Chiều dài phù hợp để lấy mẫu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 2 – Ví dụ về dụng cụ lấy mẫu latex
5.2.2.1. Bình lấy mẫu hình trụ, bằng thép không gỉ, có dung tích khoảng 1 lít, được đóng lại bằng một nút có thể mở ra bằng một bộ phận điều khiển được. Bình này có thể được gắn chặt để đưa đến chiều sâu cần thiết. Một dụng cụ tương tự mô tả trong Hình 2 cũng phù hợp. Một dụng cụ phù hợp khác để lấy mẫu được mô tả trong TCVN 2090 : 2007.
5.2.2.2. Ống lấy mẫu bằng thép không gỉ, có đường kính trong khoảng 25 mm, tương tự 5.2.1.2 nhưng có chiều dài 3 m, đáy có thể mở hoặc đóng bằng dụng cụ điều khiển từ xa.
5.3. Cốc có dung tích 2 lít nhận latex từ ống lấy mẫu hoặc bình lấy mẫu. Cốc phải chịu được va đập, bề mặt bên trong nhẵn mà không có tác động hóa học với latex.
5.4. Chai đựng mẫu, dung tích 1 lít có nút vặn. Chai có bề mặt bên trong nhẵn và được làm từ vật liệu bền hóa học với latex. Các vật liệu phù hợp là thủy tinh hoặc chất dẻo. Không sử dụng các thùng chứa mỏng dễ biến dạng.
CHÚ THÍCH: Đối với mục đích chuyển hàng bằng tàu, tốt nhất là vật chứa cổ hẹp có đường ren sâu.
5.5. Rây lọc, bằng thép không gỉ hoặc sợi tổng hợp trơ với latex, có đường kính lỗ trung bình 180 mm ± 10 mm, phù hợp với ISO 3310-1 : 2000.
6. Lấy mẫu
6.1. Quy định chung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.2. Tần số lấy mẫu
6.2.1. Trừ các thỏa thuận khác, mẫu được lấy theo tần suất được quy định trong 6.2.2 và 6.2.3
6.2.2. Mẫu lấy theo từng lô.
6.2.3. Khi lô hàng được phân ra một số thùng chứa riêng biệt (ví dụ thùng phuy), mẫu được lấy 10 % của các thùng chứa với tối thiểu là một và làm tròn lên số nguyên gần nhất (có nghĩa là lấy mẫu ở hai thùng trong lô mẫu có mười hai thùng, lấy mẫu ở bảy thùng trong lô mẫu có sáu mươi tư thùng, vv….).
Chọn các thùng chứa để mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên trong lô hàng.
6.3. Kiểm tra đầu tiên
Kiểm tra latex bằng mắt, ghi lại sự có mặt của kem, các cục latex đông kết, lớp váng và các tạp chất.
6.4. Lấy mẫu từ phuy
6.4.1. Đồng nhất mẫu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.4.1.2. Nếu thùng phuy là loại nắp đậy, mở nắp ra và khuấy latex liên tục ít nhất là 5 phút, bằng piston đĩa (5.1.1.).
6.4.1.3. Khuấy latex bên trong phuy bằng máy khuấy (5.1.2) trong 10 phút để làm đồng nhất latex. Tránh khuấy quá mức.
6.4.1.4. Nếu thùng phuy được đậy bằng nút vặn và chứa khoảng không khí ít hơn 2 %, làm đồng nhất latex bằng tay hoặc bằng máy không thực hiện được. Đặt nằm thùng phuy và lăn qua lăn lại không dưới 10 phút. Dựng thùng phuy lên và để đứng 15 phút, sau đó lăn lại thêm 10 phút.
6.4.1.5. Nếu lấy mẫu thùng phuy đơn thì làm đồng nhất latex bằng cách lăn thùng phuy trên trống lăn suốt 24 giờ ở tốc độ 10 vòng/min (1 rad/s).
6.4.2. Lấy mẫu phòng thử nghiệm (xem 3.3)
6.4.2.1. Quy định chung
Sau khi đồng nhất latex (6.4.1), lấy mẫu phòng thử nghiệm theo quy định trong 6.4.2.2 hoặc 6.4.2.3, dùng ống lấy mẫu sạch và khô (5.2.1). Cẩn thận để tránh mang theo latex đông hoặc váng latex vào trong mẫu.
6.4.2.2. Lấy mẫu từ một phuy riêng biệt
Nhúng ống lấy mẫu (5.2.1), mở cả hai đầu, từ từ vào phuy cho đến khi ống chạm đáy. Sau đó đóng nút ống phía đầu trên, lấy ống ra và chuyển latex bên trong vào chai chứa mẫu sạch và khô (5.4). Lặp lại thao tác trên cho đến khi đủ lượng latex để làm đầy chai chứa mẫu, chừa lại một khoảng trống từ 2% đến 5% thể tích (dành cho giản nở nhiệt). Đậy nắp chai chắc chắn.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.4.2.3. Lấy mẫu từ nhiều phuy
Khi tiến hành lấy mẫu trên cùng một lô từ nhiều phuy, ví dụ như lấy mẫu 10 % mẫu (xem 6.2.3) và mẫu đã được trộn đều thì lượng latex lấy ra từ mỗi phuy có thể giảm theo tỷ lệ. Trong trường hợp này các mẫu riêng lẻ được gộp lại trong cốc (5.3) và khuấy để đảm bảo sự đồng đều và cho vào chai mẫu phòng thử nghiệm (yêu cầu nhiều mẫu trong trường hợp tranh chấp).
6.5. Lấy mẫu từ xe bồn và bồn chứa
6.5.1. Quy định chung
Lấy mẫu từ những độ sâu khác nhau để bảo đảm sự đồng nhất.
CHÚ THÍCH Đối với những bồn chứa cố định, thiết lập những điều kiện phù hợp để đạt được sự đồng đều, thường xuyên kiểm tra tính đồng đều khi lấy mẫu là không cần thiết.
6.5.2 Thao tác lấy mẫu
6.5.2.1. Dùng bình lấy mẫu (5.2.2.1) hoặc ống lấy mẫu (5.2.2.2) khi thích hợp.
6.5.2.2. Dùng bình lấy mẫu (5.2.2.1) nhúng vào trong latex đến một độ sâu quy định rồi mở nút ra. Để yên vài giây để latex vào đáy bình, đóng nắp lại rồi kéo nó lên và chuyển latex vào cốc (5.3). Chuyển latex vào một chai chứa mẫu (5.4) chừa lại một khoảng trống từ 2% đến 5%. Vặn chắc nút chai lại.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.5.3. Thử nghiệm sự đồng nhất
Lấy các mẫu latex riêng biệt cách bề mặt 100 m và 100 m từ đáy. Lọc mẫu phòng thử nghiệm qua rây lọc (5.5) và xác định tổng hàm lượng chất rắn theo phương pháp chỉ dẫn trong TCVN 6315 : 2007. Nếu kết quả tổng hàm lượng chất rắn các mẫu từ phía trên và phía dưới sai lệch quá 0,5 % (khối lượng) tổng hàm lượng chất rắn thì phải làm đồng nhất lại toàn bộ lô hàng bằng máy khuấy hay bằng bơm latex tuần hoàn cho đến khi các mẫu phía trên và phía dưới thùng chứa có giá trị hàm lượng chất rắn nằm trong sai lệch cho phép.
6.5.4. Lấy mẫu phòng thử nghiệm
Sau khi đạt mức độ đồng nhất ở 6.5.3, lấy ba mẫu thể tích bằng nhau, mẫu thứ nhất lấy ở phần giữa từ đỉnh và lớp giữa của latex, mẫu thứ hai lấy ở lớp giữa của latex, và mẫu thứ ba lấy ở giữa từ lớp giữa đến đáy của latex. Gộp ba mẫu vào cốc (5.3) và khuấy, sau đó chuyển mẫu phòng thử nghiệm vào một chai chứa mẫu (5.4).
CHÚ THÍCH Nếu dùng ống lấy mẫu (5.2.2.2), có thể lấy mẫu đơn giản bằng cách nhúng ống với đáy đã được mở đến đáy latex rồi đóng ống lại trước khi lấy ra khỏi latex.
6.5.5. Hàm lượng chất đông kết
Hàm lượng chất đông kết (TCVN 6317 : 2007) được xác định trên mẫu phòng thử nghiệm (xem 3.3).
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây