919222

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13337-3:2021 về Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - An toàn điện, nối đất và mạch điện hồi lưu - Phần 3: Tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống điện kéo xoay chiều và một chiều

919222
LawNet .vn

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13337-3:2021 về Ứng dụng đường sắt - Lắp đặt cố định - An toàn điện, nối đất và mạch điện hồi lưu - Phần 3: Tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống điện kéo xoay chiều và một chiều

Số hiệu: TCVN13337-3:2021 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: TCVN13337-3:2021
Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 01/01/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

(1)

(2)

Trong đó:

T = 1 s;

t là thời gian

u (t) là điện áp kết hợp;

Udc là thành phần một chiều trong điện áp kết hợp;

Uac là thành phần xoay chiều trong điện áp kết hợp.

CHÚ THÍCH 2: Công thức (1) đưa ra giá trị trung bình thay đổi của thành phần một chiều, Công thức (2) đưa ra giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều.

Sử dụng các khái niệm sau đối với điện áp xoay chiều và điện áp một chiều chỉ trong hiện tượng xảy ra trong thời gian ngắn t ≤ 1 s;

- Udc được coi là thành phần trong điện áp kết hợp do hệ thống một chiều gây ra;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH 3: Phụ lục 3 đưa ra thêm thông tin về các điện áp kết hợp.

CHÚ THÍCH 4: Các điều kiện dài hạn liên quan tới các điều kiện vận hành và các điều kiện ngắn hạn liên quan tới các điều kiện sự cố hoặc các thao tác đóng ngắt (ví dụ).

7.2  Các giới hạn điện áp tiếp xúc ở các điều kiện dài hạn

Phải sử dụng phương thức tiếp cận sau nếu điện áp kết hợp là được phép:

1. Thành phần xoay chiều trong điện áp kết hợp phải không vượt quá điện áp xoay chiều lớn nhất cho phép trên thân người như đưa ra trong EN 50122-1:2010, Bảng 3 về thời gian tác dụng;

2. Thành phần một chiều trong điện áp kết hợp phải không vượt quá điện áp một chiều lớn nhất cho phép trên thân người như đưa ra trong EN 50122-1:2010, Bảng 5 về thời gian tác dụng;

3. Điện áp kết hợp sẽ là được phép nếu nó nằm trong giới hạn được đưa ra trong các khoảng thời gian có thể áp dụng trong Hình 1;

4. Đối với khoảng thời gian vượt quá 1 s, giá trị đỉnh kết hợp (xem diễn giải trong Phụ lục B) phải nhỏ hơn 2 x lần điện áp xoay chiều cho phép lớn nhất trên thân người như đưa ra trong EN 50122-1:2010, Bảng 3 về thời gian có thể tác dụng không phụ thuộc vào giá trị tần số.

CHÚ THÍCH: Giả thiết điện áp tiếp xúc một chiều cho phép lớn nhất là 120 V xuất hiện trong hệ thống một chiều thì giới hạn điện áp xoay chiều là 35 V, xem Hình 1. Giả thiết điện áp tiếp xúc xoay chiều cho phép lớn nhất là 60 V xuất hiện trong hệ thống xoay chiều thì giới hạn điện áp là 85 V, xem Hình 1.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Tất cả các giá trị đều là hiệu dụng.

Hình 1 - Điện áp tiếp xúc tác dụng kết hợp cho phép lớn nhất (ngoại trừ trong các nhà xưởng và các vị trí tương tự) ở các điều kiện dài hạn.

7.3  Các điều kiện ngắn hạn hệ thống xoay chiều và các điều kiện dài hạn hệ thống một chiều

Phải sử dụng phương thức tiếp cận sau cho dù điện áp kết hợp có được phép hay không:

1. Thành phần xoay chiều ngắn hạn của điện áp kết hợp phải không vượt quá điện áp tiếp xúc xoay chiều cho phép lớn nhất như đưa ra trong EN 50122-1:2010, Bảng 4 về thời gian tác dụng;

2. Thành phần một chiều của điện áp kết hợp phải không vượt quá điện áp tiếp xúc một chiều cho phép lớn nhất như đưa ra trong EN 50122-1:2010, Bảng 6 về thời gian tác dụng;

3. Điện áp kết hợp sẽ được cho phép nếu nằm trong giới hạn được đưa ra trong khoảng thời gian có thể tác dụng trong Hình 2.

Hình 2 - Điện áp tiếp xúc tác dụng kết hợp cho phép lớn nhất ở các điều kiện ngắn hạn xoay chiều và điều kiện dài hạn một chiều

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.4  Các điều kiện dài hạn hệ thống xoay chiều và điều kiện ngắn hạn một chiều

Phải sử dụng phương thức tiếp cận sau cho dù điện áp kết hợp có được phép hay không:

1. Thành phần xoay chiều của điện áp kết hợp phải không vượt quá điện áp xoay chiều tiếp xúc cho phép lớn nhất được đưa ra trong EN 50122-1:2010, Bảng 4 về thời gian tác dụng;

2. Thành phần một chiều ngắn hạn của điện áp kết hợp phải không vượt quá điện áp tiếp xúc một chiều cho phép lớn nhất được đưa ra trong EN 50122-1:2010, Bảng 6 về thời gian tác dụng;

3. Điện áp kết hợp sẽ được cho phép nếu nằm trong giới hạn được đưa ra trong khoảng thời gian có thể tác dụng trong Hình 3.

CHÚ THÍCH: Tất cả các giá trị đều là hiệu dụng

Hình 3 - Điện áp tiếp xúc tác dụng kết hợp cho phép lớn nhất ở các điều kiện dài hạn xoay chiều và điều kiện ngắn hạn một chiều

7.5  Các điều kiện ngắn hạn hệ thống xoay chiều và điều kiện dài hạn hệ thống một chiều

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Hiện tượng ngắn hạn không có khả năng xuất hiện cùng lúc trong cả hệ thống xoay chiều và hệ thống một chiều, và mạch hồi lưu được tiếp xúc ở cùng thời điểm.

7.6  Nhà xưởng và các khu vực tương tự

Trong các điều kiện dài hạn, phải sử dụng phương thức tiếp cận sau cho dù có cho phép điện áp kết hợp hay không:

1. Thành phần xoay chiều trong điện áp kết hợp phải thỏa mãn EN 50122-1:2010, 9.2.2.3;

2. Thành phần một chiều trong điện áp kết hợp phải thỏa mãn EN 50122-1:2010, 9 3.2.3;

3. Điện áp kết hợp sẽ được cho phép nếu nằm trong phạm vi như quy định trong Hình 4.

Áp dụng các điều kiện ngắn hạn 7.3, 7.4 và 7.5.

CHÚ THÍCH: Giả thiết điện áp tiếp xúc một chiều cho phép lớn nhất là 60 V xuất hiện trong hệ thống một chiều thì giới hạn điện áp xoay chiều là 8 V. Giả thiết điện áp tiếp xúc xoay chiều cho phép lớn nhất là 25 V xuất hiện trong hệ thống xoay chiều thì giới hạn điện áp một chiều cho phép là 35 V, xem Hình 4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hình 4 - Điện áp tiếp xúc tác dụng kết hợp cho phép lớn nhất trong nhà xưởng và các vị trí tương tự, ngoại trừ các điều kiện ngắn hạn

8  Các yêu cầu kỹ thuật và các biện pháp trong khu vực tương tác lẫn nhau

8.1  Yêu cầu chung

Tất cả các lắp đặt phải thỏa mãn các yêu cầu trong EN 50122-1 và EN 50122-2. Các quy định bổ sung được mô tả dưới đây

8.2  Các yêu cầu nếu đường sắt xoay chiều và đường sắt một chiều có các mạch hồi lưu riêng biệt

8.2.1  Yêu cầu chung

Áp dụng mục này nếu không có kết nối mạch hồi lưu giữa đường sắt xoay chiều và đường sắt một chiều.

8.2.2  Mạch hồi lưu hoặc các bộ phận được kết nối với mạch hồi lưu đặt trong khu vực đường dây tiếp xúc trên cao (OCLZ - Overhead Contact Line Zone) và/hoặc khu vực lấy điện (CCZ - Current Collector Zone) của hệ thống khác

Phải thực hiện đánh giá về khả năng áp dụng của EN 50122-1:2010, mục 6 sẽ yêu cầu thực hiện các kết nối dẫn điện giữa mạch hồi lưu của đường sắt xoay chiều và mạch hồi lưu của đường sắt một chiều. Nếu yêu cầu các kết nối này, khi đó phải quy định thiết bị giới hạn điện áp theo yêu cầu của EN 50122-1:2010, 6.2.2 để phát hiện và hoạt động với điện áp và dòng điện xoay chiều được thêm vào các điện áp và dòng điện một chiều, từ đó đạt được sự phù hợp với mục 7 của Tiêu chuẩn này. Xem EN 50122-1:2010, Phụ lục F.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chú dẫn

1  Khu vực lấy điện của đường dây xoay chiều

2  Khu vực đường dây tiếp xúc trên cao của đường dây xoay chiều

3  Khu vực lấy điện của đường dây một chiều

4  Khu vực đường dây tiếp xúc trên cao của đường dây một chiều

5  Rào chắn hoặc bộ phận dẫn điện khác (được nối với mạch hồi lưu của đường dây xoay chiều)

6  Thiết bị giới hạn điện áp

Hình 5 - Ví dụ về vị trí VLD phải phù hợp với cả điện áp xoay chiều và một chiều

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Phải đánh giá các rủi ro liên quan đến tình trạng dẫn điện của thiết bị giới hạn điện áp.

8.2.3  Các tòa nhà và các công trình hạ tầng chung

8.2.3.1  Lựa chọn phương thức nối đất

Phải thực hiện đánh giá ở ngay giai đoạn lập kế hoạch ban đầu liệu có thể phân tách bộ phận của nền công trình liên quan trong đường sắt xoay chiều với bộ phận của nền công trình liên quan trong đường sắt một chiều, và có thể phân tách từng bộ phận của nền công trình với các hệ thống nối đất bên ngoài các tòa nhà và công trình hạ tầng chung. Trong tất cả các trường hợp, phải xác định rõ các con đường mà dòng sự cố nối đất đi qua từ đường dây tiếp xúc xoay chiều và đường dây tiếp xúc một chiều, và phải trang bị thiết bị dẫn điện có đủ diện tích mặt cắt ngang. Xem EN 50122-1:2010, mục 7 về cấp điện nguồn không phải để kéo tàu.

8.2.3.2  Phân tách các nền công trình

Nếu phân tách được các nền công trình, yêu cầu phải có khe hở hoặc mối nối cách điện.

Để bảo vệ không cho đi qua các khe hở cách điện, yêu cầu mối nối cách điện đối với các thiết bị dẫn điện PE của các cáp nguồn, lớp chắn của các cáp thông tin, ống kim loại và các bộ phận tương tự đi qua từ một phần của tòa nhà đến vị trí khác hoặc đi vào tòa nhà từ bên ngoài. Khe hở cách điện và thiết bị liên quan phải được lắp đặt ở các vị trí biên ngoài của các nền công trình được phân tách. Các hệ thống liên quan phải được thiết kế sao cho chúng hoạt động an toàn khi đặt các khe hở cách điện.

Nếu cần có các khe hở cách điện trong các bộ phận ngầm của tòa nhà, các khu vực cách điện phải có đủ chiều dài để dòng điện có giá trị lớn không đi qua được bằng cách dẫn điện xuyên qua đất.

CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách 1 m được coi là đủ nếu trở kháng của đất lớn hơn 500 Ωm; trong các trường hợp khác yêu cầu khoảng cách 2 m.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.2.3.3  Nền công trình chung

Nếu các nền công trình được kết nối, khi đó phải chú ý vào rủi ro của các dòng rò trong đường sắt xoay chiều và trong các hệ thống nối đất bên ngoài các công trình đường sắt. Xem EN 50122- 2:2010, mục 7.

CHÚ THÍCH: Nên có trang bị để phát hiện nguy hiểm có thể do dòng rò gây ra trong đường sắt xoay chiều, nền công trình và nền bên ngoài. Xem EN 50122-2:2010, mục 10.

8.2.4  Kết nối qua cảm ứng và qua điện dung

Phải đánh giá các điện áp được cảm ứng hoặc bị ảnh hưởng bởi đường sắt xoay chiều đến đường dây tiếp xúc và các dây cáp của đường dây một chiều, và các điện áp được cảm ứng trong các ray và các dây cáp bên cạnh đường sắt một chiều và áp dụng các biện pháp nếu cần.

CHÚ THÍCH: Các ray của đường sắt một chiều có thể tạo ra các điện áp cảm ứng lớn nếu chúng được cách điện tốt với đất theo EN 50122-2. Các mạch thông tin liên lạc bên cạnh đường sắt một chiều có thể cần các biện pháp giống như các biện pháp cần thiết cho các mạch thông tin liên lạc bên cạnh đường sắt xoay chiều

Phải có các biện pháp ngăn ngừa các điện áp xoay chiều quá mức ảnh hưởng lên đường dây tiếp xúc một chiều khi chúng được ngắt kết nối với trạm điện và không được nối đất.

Khi đánh giá sự phù hợp, phải xem xét khu vực phụ không thể phân tách của đường dây tiếp xúc một chiều mà được kết nối gần nhất với đường sắt xoay chiều. Các điện áp được kết nối trong hệ thống một chiều phải được xem xét khi thiết kế hệ thống một chiều.

8.3  Các yêu cầu nếu đường sắt xoay chiều và đường sắt một chiều có các mạch hồi lưu chung và sử dụng cùng đường ray

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.3.1.1  Mục này áp dụng cho các hệ thống điện kéo xoay chiều và một chiều trên cùng đường ray cũng như cho đường ngang giữa đường sắt xoay chiều và đường sắt một chiều

8.3.2  Các biện pháp chống dòng rò

Phải áp dụng các biện pháp để ngăn sự phát sinh của các mức độ dòng rò gây hại đáng kể giữa các đường ray được điện khi hóa chỉ xoay chiều và các đường ray được điện khí hóa chỉ một chiều. Các ray chạy của đường được trang bị cả 2 hệ thống phải được cách ly với đất phù hợp với EN 50122-2:2010. Phải thực hiện các kết nối được yêu cầu theo EN 50122-1:2010, 6.2 bằng cách sử dụng các thiết bị giới hạn điện áp (VLD), thiết bị này có thể dẫn điện cả xoay chiều và một chiều. Phải sử dụng các thiết bị giới hạn điện áp phù hợp với EN 50122-1:2010, Phụ lục F.

CHÚ THÍCH 1: Các ví dụ phù hợp với EN 50122-1:2010, 6.2 là các kết nối thông qua VLD từ các ray chạy kết nối với hệ thống treo đường dây tiếp xúc và nền công trình, các kết nối này là cần thiết do có các đường dây tiếp xúc điện áp cao.

Thiết kế của các hệ thống cấp nguồn điện kéo đường sắt phải đảm bảo sao cho các thiết bị giới hạn điện áp sẽ không dẫn điện ngoại trừ trong các điều kiện vận hành bất thường để đáp ứng các yêu cầu trong EN 50122-2.

Phải đánh giá các rủi ro liên quan đến tình trạng dẫn điện của các thiết bị giới hạn điện áp.

CHÚ THÍCH 2: Các biện pháp trên sẽ dẫn đến thiếu nền đường. Do đó các biện pháp đặc biệt có thể cần thiết để đạt được đủ các điện áp xoay chiều thấp trên các ray chạy. Các biện pháp này có thể bao gồm việc sử dụng các biến áp cô lập, các biến áp tăng áp và các bộ dẫn điện hồi lưu được cách ly với đất.

CHÚ THÍCH 3: Kinh nghiệm cho thấy có thể đưa ra các thiết kế thực tế nếu điện áp xoay chiều và điện áp một chiều trên ray là nhỏ hơn đáng kể so với giá trị hiệu dụng là 25 V trong 1 min. và nhỏ hơn đáng kể so với giá trị hiệu dụng là 10 V trong 30 min.

8.3.3  Các công trình chung và các tòa nhà chung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Phải đặc biệt chú ý tới các rủi ro của dòng rò trong công trình, các hệ thống nối đất, các đường ống và các hạng mục tương tự bên ngoài tòa nhà chung.

8.3.4  Ngoại lệ

Có thể giảm thiểu các yêu cầu trong 8.3.2 và 8.3.3 khi thể hiện được hư hại đáng kể của dòng rò sẽ không xuất hiện nếu ray chạy trong hệ thống một chiều được nối đất như trong hệ thống xoay chiều.

CHÚ THÍCH: Có thể có các ngoại lệ này nếu tối thiểu áp dụng các điều kiện cho trước sau:

- Hệ thống kéo một chiều sử dụng ray dẫn điện hồi lưu được cách ly (ví dụ: “ray thứ tư”) cho dòng hồi lưu điện kéo

- Hệ thống một chiều có độ sụt điện áp tháp dọc theo các ray chạy, chẳng hạn do dòng kéo thấp hoặc chiều dài khu gian cấp ngắn, xem EN 50122-2; có biện pháp khả thi để trang bị song song thiết bị dẫn điện hồi lưu được cách ly với các ray chạy;

- Các đường được trang bị cả 2 hệ thống sẽ được tách biệt về điện với phần còn lại của hệ thống một chiều bằng các mối nối ray cách điện và thiết bị liên quan;

- Thời gian sử dụng các tòa nhà ngắn hơn khoảng thời gian cho tới khi xuất hiện các hư hại đoán trước, thời gian này bao gồm thời gian các công trình được bên thứ ba chiếm dụng.

8.3.5  Thiết kế của đường dây tiếp xúc trên cao

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Việc này bao gồm cả tránh đánh lửa bộ cách điện hoặc đánh lửa giữa các hệ thống.

8.3.6  Kết nối qua cảm ứng và qua điện dung

Nêu các hệ thống điện kéo xoay chiều và một chiều được lắp đặt trên cùng một đường, áp dụng 8.2.4 cho cả 2 hệ thống.

8.4  Các khu vực tách biệt hệ thống và các trạm tách biệt hệ thống

Phải giới hạn việc chuyển đổi các dòng rò phù hợp với EN 50122-2. Điện áp tiếp xúc phải phù hợp với mục 7.

Các yêu cầu cơ bản là:

- Đảm bảo tính liên tục của mạch hồi lưu cho cả dòng xoay chiều và một chiều, trong tất cả các điều kiện vận hành và sự cố,

- Ngăn chặn các kết nối điện giữa các đường dây tiếp xúc xoay chiều và đường dây tiếp xúc một chiều;

- Giới hạn dòng điện giữa mạch hồi lưu xoay chiều và mạch hồi lưu một chiều

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Nếu sử dụng các mối nối ray cách điện, điện áp trên mối nối này phải được giới hạn để tránh các điện áp tiếp xúc không được phép.

CHÚ THÍCH 2: Các điện áp trên các mối nối ray cách điện sẽ được bắc cầu qua phương tiện.

Các trạm phân tách hệ thống phải được xử lý như quy định trong 8.3

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Khu vực tương tác lẫn nhau

A.1  Quy định chung

Phụ lục này đưa ra thông tin về cách thức xác định các kích thước của các vùng tương tác lẫn nhau. Mục đích không phải là tính toán chính xác điện áp được kết nối trong hệ thống một chiều do hệ thống xoay chiều liền kề.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A.2.1  Các thông số chính

Khu vực tương tác lẫn nhau từ xoay chiều vào một chiều dựa trên các điện áp cho phép được kết nối vào hệ thống đường sắt một chiều bị ảnh hưởng.

Đối với chiều rộng của khu vực tương tác lẫn nhau, các tham số chính sau là quan trọng:

a) Loại hệ thống điện kéo được sử dụng;

1) Hệ thống tiêu chuẩn có các ray chạy được sử dụng cho dòng hồi lưu điện kéo,

2) Hệ thống biến áp tăng áp,

3) Hệ thống biến áp tự ngẫu;

b) Các bộ dẫn điện hồi lưu bổ sung;

c) Dòng điện kéo cảm ứng;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Hình dạng và khoảng cách giữa các hệ thống đường sắt trong trường hợp các hệ thống không được song song một cách chính xác;

f) Trở kháng của đất;

g) Tần số cơ sở (ví dụ: 16,7 Hz hoặc 50 Hz);

h) Lớp chắn do các công trình kim loại khác hoặc ảnh hưởng của khả năng dẫn điện với đất của các ray chạy...

A.2.2  Phân tích cơ sở

Để đánh giá cơ sở, sử dụng các thông số cơ bản sau:

- Đường đôi, chỉ sử dụng 4 ray chạy cho mạch hồi lưu;

- Dòng cảm ứng là 500 A trên mỗi đường dây tiếp xúc (tổng 1000 A);

- Chiều dài đoạn song song được giả thiết là 4 km;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Tần số cơ sở là 50 Hz.

Điện áp cảm ứng trong hệ thống được cô lập với đất và được kết nối với đất chỉ tại 1 đầu được tính toán theo các trở kháng của đất và khoảng cách khác nhau, xem Hình 1 (thang đo logarit kép) và Hình A.2 (tương tự như Hình A.1, nhưng là thang đo tuyến tính). Đối với các thông số đưa ra ở trên và trở kháng 100 Dm, khu vực tương tác lẫn nhau sẽ là 1000 m

Ví dụ về mối liên quan giữa chiều dài đoạn song song và khu vực tương tác lẫn nhau có thể thấy trong Hình A.3.

Chú dẫn

x  Khoảng cách giữa đường tâm của các đường ray trong hệ thống xoay chiều và một chiều

Hình A.1 - Yêu cầu chung về các điện áp được kết nối theo hàm khoảng cách và trở kháng của đất I

Chú dẫn

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hình A.2 - Yêu cầu chung về các điện áp được kết nối theo hàm khoảng cách và trở kháng của đất II

Chú dẫn

1  Đường sắt xoay chiều

2  Đường sắt một chiều

3  Khu vực tương tác lẫn nhau do đường sắt xoay chiều gây ra

4  Chiều dài đoạn song song

Hình A.3 - Quan hệ giữa chiều dài đoạn song song và khu vực tương tác lẫn nhau do đường sắt xoay chiều gây ra

A.2.3  Sự thay đổi các thông số

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Điện áp được kết nối vào hệ thống một chiều tuyến tính với:

- Dòng điện kéo cảm ứng;

- Chiều dài đoạn song song

Điện áp được kết nối vào hệ thống một chiều được lấy xấp xỉ tuyến tính với:

- Tần số cơ sở (ví dụ: 16,7 Hz hoặc 50 Hz).

Điện áp được nối vào hệ thống một chiều cũng phụ thuộc vào:

- Khoảng cách giữa các hệ thống điện kéo;

- Loại hệ thống kéo xoay chiều;

- Bộ dẫn điện hồi lưu được sử dụng

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH 1: Kinh nghiệm cho thấy các điện áp cảm ứng trong các khu vực có mật độ bố trí dày là thấp hơn các điện áp dự đoán trước theo lý thuyết cơ sở, do các màng chắn bổ sung tạo ra từ các kết cấu dẫn điện nối đất, các đường ống nước chôn chìm và các đối tượng tương tự, song song với hệ thống đường sắt. Đồng thời khả năng dẫn điện vào đất của đối tượng được xem xét cũng có ảnh hưởng giảm thiểu

CHÚ THÍCH 2: Các yếu tố cụ thể tổng quát để so sánh các hệ thống điện kéo khác nhau (ví dụ: khi có hoặc không có các biến áp tự ngẫu và/hoặc các biến áp tăng áp) mà không thể được đưa ra như điện áp được kết nối sẽ phụ thuộc vào vị trí tải, các vị trí trạm điện, các biến áp tự ngẫu và/hoặc các biến áp tăng áp

CHÚ THÍCH 3: Phương thức được sử dụng trong phụ lục này dựa trên hệ thống bị ảnh hưởng mà được cô lập với đất dọc theo chiều dài hệ thống và được kết nối với đất chỉ tại một đầu. Trong trường hợp không hoàn toàn cách điện, ví dụ: các ray chạy, có thể tính tới khả năng dẫn điện vào đất của các ray, xem thêm hệ số hạ tầng.

Các yếu tố trên sẽ dẫn tới các hệ số hiệu chỉnh sau:

a) Hệ số hiệu chỉnh dòng điện:

Cl=ltrc tính bằng kA chia theo từng 1kA;

b) Hệ số hiệu chỉnh chiều dài đoạn song song:

Cl = LII (tính bằng km) chia theo từng 4 km;

c) Hệ số hiệu chỉnh tần số:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cf = 1,0 với 50 Hz

d) Hệ số hiệu chỉnh hệ thống:

 

1) Hệ số hiệu chỉnh hệ thống tiêu chuẩn

Cs = 1,0;

2) Hệ số hiệu chỉnh bộ dẫn điện hồi lưu hiện có

Cs = 0,4 ... 0,7 là các giá trị điển hình;

3) Hệ số hiệu chỉnh hệ thống biến áp tự ngẫu

Cs = 0,4 ... 0,7 là các giá trị điển hình;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cc = 0,1 ... 0,5 là các giá trị điển hình;

Việc sử dụng các hệ số hiệu chỉnh có thể áp dụng, trở kháng của đất và khoảng cách cho sơ đồ trong Hình A.1 và Hình A.2, điện áp được kết nối trong hệ thống một chiều có thể được lấy xấp xỉ hóa sử dụng công thức (A.1)

(A.1)

Trong đó

Usơ đồ (p,d) là điện áp tại 50 Hz đối với trở kháng có thể áp dụng tại khoảng cách cho trước.

Sử dụng công thức (A.1) và sơ đồ trong Hình A.1 và Hình A.2 để xấp xỉ hóa khu vực tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống.

CHÚ THÍCH 4: ltrc là dòng điện trong khu vực đường dây tiếp xúc được xem xét lấy trung bình dọc theo chiều dài đoạn song song.

CHÚ THÍCH 5: Giá trị hệ số hiệu chỉnh hệ thống cho bộ dẫn điện hồi lưu hiện có sẽ giảm khi tần số tăng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ví dụ 2: Nhiệm vụ: Tính toán chiều dài lớn nhất của đoạn song song của đường sắt xoay chiều và đường sắt một chiều trong khu vực tương tác lẫn nhau trong trường hợp hệ thống tiêu chuẩn có khoảng cách 10 m giữa đường sắt xoay chiều và đường sắt một chiều, dòng điện kéo trung bình 2,0 kA có tần số 16,7 Hz và trở kháng 1000 Ωm trong môi trường đô thị có điện áp được kết nối là 35 V. Giả thiết hệ số hạ tầng là 0,3. Kết quả hệ số hiệu chỉnh sẽ là 2 x 0,334 x 1 x 0,3 = 0,2. Sử dụng sơ đồ trong Hình A.2 với khoảng cách 10 m và trở kháng đất là 1000 Ωm, sẽ tìm được giá trị là 350 V. Sử dụng hệ số hiệu chỉnh 0,2, kết quả sẽ là giá trị 70 V cho chiều dài đoạn song song 4000 m. Từ đó sẽ tìm được giá trị 2000 m ở 35 V.

A.3  Hệ thống một chiều là nguồn

A.3.1  Nói chung, sự ảnh hưởng của hệ thống một chiều lên hệ thống xoay chiều theo các điện áp được kết nối vào trong hệ thống xoay chiều là nhỏ. Do sự cách ly của mạch hồi lưu với đất, độ thay đổi điện áp gần với ray sẽ tăng giảm nhanh, chủ yếu trên khu vực cách điện của các bộ phận nối ray. Ngoài ra, trong đất ảnh hưởng cũng sẽ nhỏ. Do đó, khi so sánh với các hệ thống xoay chiều, khu vực tương tác lẫn nhau nhỏ hơn đáng kể.

Nếu do kết nối dẫn điện bằng các bộ phận có tính dẫn điện hoặc dẫn điện một phần, có khả năng sẽ xuất hiện chuyển đổi điện áp vĩnh cửu hoặc tạm thời, kích thước của khu vực tương tác lẫn nhau là giống với kích thước của các bộ phận dẫn điện hoặc dẫn điện một phần.

Khi khoảng cách của các mạch hồi lưu của cả đường sắt xoay chiều và đường sắt một chiều nhỏ hơn 50 m, sẽ dự đoán được cùng ảnh hưởng như mô tả trong 5.2.2.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Phân tích các điện áp kết hợp

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Nếu điện áp xoay chiều và điện áp một chiều có mặt cùng nhau, có thể sử dụng phương pháp dựa trên nguyên lý sau để quyết định cho phép ảnh hưởng kết hợp của điện áp xoay chiều và điện áp một chiều hay không

Đặc tính quan trọng của dạng sóng là giá trị đỉnh kết hợp được xác định là giá trị lớn nhất của: (theo yêu cầu này):

1. Giá trị đỉnh dương so với 0 V.

2. Giá trị tuyệt đối đỉnh âm so với 0 V.

3. Giá trị đỉnh đến đỉnh.

Các đại lượng này được diễn giải trong Hình B.1.

Như đưa ra trong mục 7, với khoảng thời gian t > 1,0 s, điện áp là được phép nếu giá trị đỉnh kết hợp của dạng sóng là nhỏ hơn giá trị hiệu dụng cho phép của điện áp xoay chiều theo EN 50122-1, nhân với 2xvà thành phần một chiều trong dạng sóng không vượt quá điện áp một chiều cho phép theo EN 50122-1.

Tính tới khoảng thời gian của điện áp xoay chiều và khoảng thời gian của điện áp một chiều khi giảm điện áp xoay chiều cho phép và điện áp một chiều bằng cách sử dụng các giá trị đưa ra trong EN 50122-1.

Giá trị đỉnh kết hợp bao gồm các ảnh hưởng của các tần số cao hơn. Nếu hệ số đỉnh (hệ số đỉnh = giá trị đỉnh chia cho giá trị hiệu dụng) của thành phần xoay chiều trong giá trị đỉnh kết hợp lớn hơn , khi đó sẽ tính tới các ảnh hưởng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trong trường hợp các mô phỏng, thường tìm được các thành phần có tần số mà không có quan hệ với pha. Trong trường hợp này, giá trị đỉnh của thành phần xoay chiều được xác định bằng cách thêm các giá trị đỉnh của các thành phần có tần số riêng biệt trong thành phần xoay chiều. Dựa trên giá trị đỉnh, xác định được hệ số đỉnh và hệ số hiệu chỉnh đỉnh. Trong trường hợp có thông tin về pha, khi đó có thể sử dụng thông tin này.

Chú dẫn

1  Giá trị đỉnh dương so với 0 V

2  Giá trị tuyệt đối của giá trị đỉnh âm so với 0 V

3  Giá tộ từ đỉnh tới đỉnh

a  Đỉnh

b  Đỉnh - đỉnh

Hình B.1 - Xác định điện áp đỉnh kết hợp

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Thành phần xoay chiều hiệu dụng có tính tới hệ số hiệu chỉnh trong điện áp kết hợp phải thấp hơn giới hạn hiệu dụng điện áp xoay chiều như đưa ra trong EN 50122-1 trong khoảng thời gian có thể áp dụng;

2. Thành phần một chiều của điện áp kết hợp thấp hơn giới hạn điện áp một chiều như đưa ra trong EN 50122-1 trong khoảng thời gian có thể áp dụng;

3. Giá trị đỉnh kết hợp của điện áp kết hợp thấp hơn giới hạn điện áp xoay chiều nhân với hệ số phụ thuộc vào khoảng thời gian:

i

t < 0,3 s

Hệ số là

ii

t > 1,0 s

Hệ số là 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0,3 ≤ t ≤ 1,0 s

Hệ số được xác định sử dụng nội suy tuyến tính giữa các giá trị đề cập ở trên

Trong khoảng thời gian t ≤ 0,3 s, sử dụng giá trị đỉnh, với khoảng thời gian t ≥ 1,0 s, sử dụng giá trị đỉnh kết hợp cho các phân tích. Trong khoảng thời gian 0,3 s ≤ t ≤ 1,0 s, tính toán nội suy giữa giá trị đỉnh và giá trị đỉnh kết hợp

Các điện áp cơ thể và tiếp xúc cho phép được phân biệt theo khoảng thời gian đưa ra trong EN 50122-1. Các điện áp kết hợp cho phép được đặt trong phạm vi đưa ra trong Hình B.2.

Nếu khoảng thời gian là dài hơn 1,0 s, sử dụng phương thức đỉnh-đỉnh, đưa ra được đường nằm ngang P trong Hình B.2. Trong khoảng thời gian ngắn hơn 0,3 s, sử dụng phương thức đỉnh đưa ra đường dốc P bằng với đường dốc Q. Trong khoảng thời gian từ 0,3 đến 1,0 s, sử dụng nội suy.

Chú dẫn

1  Được phép

2  Không được phép

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trong Hình B.2, sử dụng các từ viết tắt sau:

Trong đó

Udc,max

Điện áp một chiều cho phép lớn nhất như đưa ra trong EN 50122-1 trong khoảng thời gian có thể áp dụng

Uxoay chiều, max

Điện áp xoay chiều cho phép lớn nhất như đưa ra trong EN 50122-1 trong khoảng thời gian có thể áp dụng

Uxoay chiều,0,3

Điện áp xoay chiều cho phép lớn nhất như đưa ra trong EN 50122-1 trong 0,3 s

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Điện áp xoay chiều cho phép lớn nhất như đưa ra trong EN 50122-1 trong 1,0 s

Độ dốc của các đường P và Q như sau:

Đường P: độ dốc =

Đường Q: độ dốc =

Hình B.3 minh họa yêu cầu chung về điện áp xoay chiều khi kết hợp với điện áp một chiều đều ở trong khoảng thời gian > 1,0 s.

Chú dẫn

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2  Không được phép

Hình B.3 - Yêu cầu chung về các điện áp cho phép trong trường hợp điện áp xoay chiều và một chiều đều khoảng thời gian ≥ 1,0s

Ví dụ về sử dụng Hình 2 và 3 như đưa ra trong Hình B.3. Đối với điện áp xoay chiều trong khoảng thời gian 0,1 s và đối với điện áp một chiều trong khoảng thời gian 300 s, các điện áp kết hợp trong phạm vi vùng màu xám là cho phép.

Hình B.4 - Các điện áp cho phép trong trường hợp điện áp xoay chiều trong 0,1 s và điện áp một chiều trong 300 s

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Phân tích và đánh giá sự tương tác lẫn nhau

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cả hệ thống xoay chiều cũng như hệ thống một chiều phải được coi là đối tượng và là nguồn. Khi là đối tượng, cả hệ thống (điện tử) kỹ thuật cũng như con người cần được tính tới. Khi xem xét cơ chế như đưa ra trong mục 5, cần xác định ảnh hưởng của hệ thống đường sắt đến hệ thống liền kề, có tính tới tải và cấu hình hệ thống có thể áp dụng

C.2  Phân tích tương tác lẫn nhau

Không yêu cầu phân tích tình huống khi khoảng cách lớn hơn chiều rộng của khu vực tương tác lẫn nhau như mô tả trong Mục 6, trừ khi có các chỉ dẫn về tương tác lẫn nhau có thể. Yêu cầu phân tích tình huống khi khoảng cách nhỏ hơn 50 m.

C.3  Cấu hình hệ thống được xem xét

Đối với hệ thống đường sắt, phân biệt 2 trường hợp sau:

1. Các điều kiện dài hạn;

2. Các điều kiện ngắn hạn

Cần tìm hiểu chắc chắn điều kiện dài hạn nào thể hiện được kết nối lớn nhất giữa nguồn và đối tượng. Việc đánh giá điều kiện vận hành được dựa trên sự kết hợp giữa lưu lượng và lượng cấp điện tạo ra kết nối xấu nhất giữa các hệ thống. Đồng thời cần tìm hiểu chắc chắn bộ phận nào trong nguồn và hệ thống đối tượng cần được xem xét

CHÚ THÍCH: Theo mục đích của phân tích, các điều kiện dài hạn liên quan đến các điều kiện vận hành và các điều kiện ngắn hạn liên quan đến các điều kiện lỗi hoặc các thao tác đóng cắt (ví dụ)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thư mục tài liệu tham khảo

EN 50163:2004, Railway applications - Supply voltages of traction systems

IEC/TS 60479-1:2005, Effects of current on human beings and livestock - Part 1: General aspects

IEC/TS 60479-2:2005, Effects of current on human beings and livestock - Part 2: Special aspects

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5  Các loại tương tác lẫn nhau được xem xét

6  Khu vực tương tác lẫn nhau

7  Các giới hạn điện áp tiếp xúc khi kết hợp các điện áp xoay chiều và một chiều

8  Các yêu cầu kỹ thuật và các biện pháp trong khu vực tương tác lẫn nhau

Phụ lục A: Khu vực tương tác lẫn nhau

Phụ lục B: Phân tích các điện áp kết hợp

Phụ lục C: Phân tích và đánh giá sự tương tác lẫn nhau

Thư mục tài liệu tham khảo

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác