Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 158:1992 về qui phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ bệnh khô vằn Rhizoctonia solani (pellicularia sasakii) hại lúa của các thuốc trừ nấm
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 158:1992 về qui phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ bệnh khô vằn Rhizoctonia solani (pellicularia sasakii) hại lúa của các thuốc trừ nấm
Số hiệu: | 10TCN158:1992 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn ngành |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/1992 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 10TCN158:1992 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn ngành |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/1992 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG
HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH KHÔ VẰN
RHIZOCTONIA SOLANI (PELLICULARIA SASAKII)
HẠI LÚA CỦA CÁC THUỐC TRỪ NẤM.
1.1. Qui phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực của thuốc trừ nấm dùng để trừ bệnh khô vằn Rhizoctonia solani hại trên lúa nước (lúa cấy, lúa sạ).
1.2. Khảo nghiệm phải được tiến hành tại các điểm nằm trong mạng lưới khảo sát của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, của các cơ sở nghiên cứu Trung ương và địa phương, của các Chi cục Bảo vệ thực vật.
1.3. Những điều kiện khảo nghiệm.
Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những ruộng lúa và có điều kiện để bệnh khô vằn dễ phát triển: ruộng có nước, giống lúa đẻ nhiều, lượng đạm bón tương đối cao và ẩm độ trong ruộng cao.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thời gian, số lượng và phương pháp lây bệnh (nếu có) cần được làm thống nhất trên tất cả các ô thí nghiệm.
1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và rộng có thể làm trong cùng một vụ ở các vùng khác nhau, có điều kiện ngoại cảnh khác nhau, trong thời vụ gieo cấy khác nhau.
2.1. Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:
Công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:
- Các loại thuốc khác nhau, dùng ở những liều lượng khác nhau, theo cách dùng khác nhau dự định khảo nghiệm.
- Các loại thuốc để so sánh là loại thuốc đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ bệnh khô vằn.
- Công thức đối chứng: Không xử lý thuốc.
Trong từng lần nhắc lại của thí nghiệm, các công thức được sắp xếp theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc theo phương pháp khác đã được qui định trong thống kê toán học.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.2. Kích thước ô và số lần nhắc lại.
Ruộng thí nghiệm phải bằng phẳng, có độ đồng đều về độ sinh trưởng của cây và để điều khiển mực nước trong ruộng.
Tùy theo dạng thuốc (thuốc bột, thuốc hạt, thuốc nước) và công cụ rải thuốc (bơm tay, bơm động cơ) mà các ô thí nghiệm cần có kích thước thích hợp. Diện tích tối thiểu của một ô là 25m2.
Hình dạng ô: Các ô thí nghiệm có dạng hình vuông hay gần vuông là thích hợp.
Số lần nhắc lại: ít nhất là 3 lần đối với thí nghiệm nhỏ. Những thí nghiệm thăm dò không nhất thiết phải bố trí các lần nhắc lại.
Những thí nghiệm trình diễn cần được bố trí trên các ô tối thiểu là 360m2 và cũng không nhất thiết phải bố trí các lần nhắc lại.
2.3. Tiến hành rải thuốc.
2.3.1. Thuốc phải được rải đều trên toàn cây và trên toàn ô thí nghiệm.
2.3.2. Lượng thuốc dùng thường được tính theo kg hay lít chế phẩm/ha hoặc tính theo gam hoạt chất/ha. Nồng độ thuốc pha và lượng nước thuốc phun (l/ha) cần được ghi rõ.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trên những ô thí nghiệm có diện tích rộng (từ 360 m2 trở lên) có thể dùng bơm động cơ đeo vai để phun. Lượng nước tối thiểu là 500 - 600 l/ha. Nếu trong hướng dẫn sử dụng của một loại thuốc nào đó, có qui định lượng nước cần dùng thì phải phun đúng theo lượng nước này.
Với thuốc bột hay thuốc hạt, cần rắc đúng lượng đã qui định của từng loại thuốc cho mỗi đơn vị diện tích.
Chú ý không để thuốc phun ở ô này tạt sang các ô khác.
Cần phun rải đúng lượng thuốc đã qui định cho mỗi ô thí nghiệm. Trường hợp trong khi rải thuốc do một sai sót nào đó, mà lượng thuốc dùng trên một ô đã vượt quá hoặc hụt quá 10% lượng thuốc dự kiến, thì cần ghi chép lại.
2.3.3. Trường hợp trên ruộng khảo nghiệm buộc phải sử dụng những loại thuốc trừ dịch hại khác để phòng trừ các đối tượng gây hại như cỏ dại, các loài sâu bệnh khác....thì những thuốc này phải được phun rải đều trên tất cả các ô thí nghiệm (kể cả ô đối chứng) và không được phun rải cùng một lúc với các loại thuốc đang khảo nghiệm. Phải ghi chép đầy đủ các trường hợp trên (nếu có).
2.3.4. Cần dùng các công cụ rải thuốc thông dụng ở địa phương. Phải ghi chép đầy đủ các đặc điểm và tình hình vận hành của công cụ rải thuốc cũng như giai đoạn sinh trưởng của lúa vào thời điểm rải thuốc.
2.4. Thời điểm rải thuốc.
Thời gian phun rải phải theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm.
Nếu trong hướng dẫn sử dụng không ghi cụ thể thời điểm rải thuốc, thì cần tiến hành điều tra thường xuyên sự phát sinh bệnh khô vằn trên ruộng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Số lần xử lý và ngày xử lý cần được ghi lại.
2.5. Quan sát và thu thập số liệu
2.5.1. Điều tra sự tiến triển của bệnh để đánh giá hiệu lực của thuốc.
2.5.1.1 Phương pháp điều tra
- Với lúa cấy:
Chừa 2 - 5 hàng lúa ở xung quanh mỗi ô. Chọn 50 khóm lúa ngẫu nhiên trên hai đường chéo (25 khóm/1 đường chéo), trong mỗi khóm chọn một dảnh có lá cao nhất để quan sát.
- Với lúa sạ: Chọn 50 dảnh ngẫu nhiên trên 2 đường chéo (mỗi đường 25 dảnh).
- Các điểm quan sát phải xa bờ ít nhất là 0,5m.
Đếm tổng số dảnh. Số dảnh bị bệnh và phân cấp bệnh. Tính:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tỷ lệ bệnh (%) = (m/N ) x 100
Trong đó:
m : Số dảnh bị bệnh
N : Tổng số dảnh điều tra
Chỉ số bệnh theo công thức:
Chỉ số bệnh (%) =
Trong đó:
n1 : Số dảnh có bẹ lá đòng bị bệnh
n2 : Số dảnh có bẹ lá thứ nhất dưới lá đòng bị bệnh
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
n4 : Số dảnh có bẹ lá thứ ba dưới lá đòng bị bệnh
n : Tổng số dảnh điều tra
2.5.1. Thời điểm điều tra
Quan sát lần 1: Trước phun rải thuốc 1 ngày
Quan sát lần 2: Một tuần sau phun rải thuốc
Quan sát lần 3: Hai tuần sau phun rải thuốc
Quan sát lần cuối: Trước thu hoạch 7 - 10 ngày.
2.5.2. Lây bệnh nhân tạo.
Nếu bệnh xuất hiện nhẹ trước khi thí nghiệm cần phải lây bệnh nhân tạo. Thu thập mẫu lá bệnh ở các nơi khác, trộn thêm lá khoẻ, phun nước vào lá cho ẩm, bọc bằng miếng vải ướt và ủ lại trong chỗ dâm mát trong 24 - 36 giờ. Băm nhỏ và rải đều trên các ô thí nghiệm. Chú ý: lượng nguồn bệnh (bẹ và lá bệnh) ở các ô thí nghiệm phải giống nhau.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.5.2.1. Tác động của thuốc đến lúa:
Cần quan sát mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến cây lúa. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như chiều cao cây, số dảnh.... cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể. Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này cần theo đúng các phương pháp theo dõi sinh trưởng của lúa.
Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, sự thay đổi màu sắc của lá..... thì phải đánh giá theo phương pháp cho điểm ở phụ lục 1.
Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây cần được mô tả một cách đầy đủ và tỷ mỷ.
Tính năng suất lúa khô trên từng ô:
- Với các ô nhỏ: Chừa hai hàng lúa xung quanh ô, rồi gặt toàn bộ diện tích còn lại.
- Trên những ô có diện tích rộng, cần gặt theo phương pháp thống kê. Mỗi ô chọn 5 - 10 điểm ngẫu nhiên (tùy theo diện tích ô) diện tích mỗi điểm là 1m2.
Năng xuất được tính bằng kg thóc khô/ha. Thóc khô là thóc có hàm lượng nước 14%.
2.5.2.2. Tác động của thuốc đến sinh vật khác:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Thu thập, xử lý, báo cáo và công bố kết quả.
3.1. Thu thập số liệu:
Mọi số liệu đã thu thập được ở các điểm khảo sát trong mạng lưới khảo nghiệm cần được gửi về cơ quan chủ quản để xử lý.
3.2. Xử lý số liệu:
Những số liệu thu được qua khảo nghiệm cần được xử lý bằng phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của thí nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng các phép tính thống kê đó. Cần gửi cả số liệu thô đã quan sát và các phương pháp thống kê đã sử dụng.
Trường hợp các địa phương chưa kiểm tra được kết quả khảo nghiệm bằng phương pháp thống kê sinh vật thì kèm theo với báo cáo khảo nghiệm, nhất thiết phải có những bảng ghi chép đầy đủ số liệu theo dõi đã thu được.
3.3. Nội dung bản báo cáo gồm:
Tên khảo nghiệm
Yêu cầu khảo nghiệm
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Nội dung khảo nghiệm
- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống
- Đặc điểm thời tiết (phụ lục 2)
- Tình hình phát sinh của bệnh khô vằn (tỷ lệ bệnh, cấp bệnh hại, chỉ số bệnh..)
Phương pháp thí nghiệm:
- Công thức thí nghiệm
- Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Số lần nhắc lại
- Kích thước ô thí nghiệm
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Lượng nước thuốc dùng l/ha. Lượng thuốc bột, thuốc hạt (kg/ha)
- Ngày phun thuốc
- Phương pháp kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.
Kết quả thí nghiệm.
- Các bảng số liệu quan sát
- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc
- Nhận xét về tác động của thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các tác động khác.
Kết luận
3.4. Công bố kết quả.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.1. Phụ lục 1 : Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá bằng mắt :
Điểm: Triệu chứng gây hại hay kích thích
1: Không gây hại hay không kích thích
2: Có triệu chứng nhẹ, khó nhận
3: Có triệu chứng nhẹ nhưng dễ nhận biết.
4 : Có triệu chứng mạnh hơn nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.
5: Có triệu chứng rõ rệt bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất
6, 7, 8, 9 : Triệu chứng biểu hiện tăng dần và nặng hơn ảnh hưởng đến năng suất cũng rõ hơn.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lấy tại trạm khí tượng gần nhất các số liệu về nhiệt độ (tối đa, tối thiểu và trung bình) tính bằng độ bách phân. Độ ẩm tương đối, tuyệt đối, lượng mưa trung bình (tính bằng mm), số giờ nắng trong suốt thời gian thí nghiệm.
Nếu nơi khảo nghiệm không gần các trạm khí tượng thì cần ghi tỷ mỉ tình hình thời tiết lúc tiến hành phun thuốc và ghi các điều kiện thời tiết đặc biệt xảy ra trong thời gian khảo nghiệm (nắng hạn, mưa lớn, ẩm độ, độ nắng....) có thể ảnh hưởng đến kết quả khảo nghiệm.
Ghi tình hình mực nước trong ruộng, hiện tượng nước chảy tràn bờ, sự sinh sản quá mức của một loài tảo,c rong hay hàm lượng quá cao của các chất hữu cơ (nếu có) có khả năng ảnh hưởng đến hiệu lực thuốc.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây