Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh (Mới)

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/08/2021

Nhờ tư vấn thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh mới nhất.

    • Căn cứ Điều 15 Nghị định 89/2014/NĐ-CP' onclick="vbclick('3D60E', '347055');" target='_blank'>Điều 15 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, Khoản 10, 11, 12 và 13 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('728EB', '347055');" target='_blank'>Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP có quy định về thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh như sau:

      1. Hội đồng cấp Bộ có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:

      a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;

      b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Trưởng Phòng Thi đua, Khen thưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và người đứng đầu đơn vị quản lý hoạt động nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;

      c) Thành viên Hội đồng bao gồm: Đơn vị phụ trách công tác tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; chuyên gia về lĩnh vực nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân; Nghệ sĩ ưu tú.

      Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ, ngành nơi thành lập Hội đồng cấp Bộ.

      Vụ Thi đua, Khen thưởng (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hoặc Phòng (Ban) Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

      2. Hội đồng cấp tỉnh có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:

      a) Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

      b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

      c) Thành viên Hội đồng bao gồm: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh; chuyên gia về các chuyên ngành nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú của tỉnh.

      Hội đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

      3. Trách nhiệm của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh:

      a) Đăng công khai danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” trên phương tiện thông tin thuộc thẩm quyền quản lý: Cổng thông tin điện tử hoặc Báo ngành, địa phương trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở;

      b) Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;

      c) Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;

      d) Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp gửi cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo thời gian nêu trong Kế hoạch.

      4. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước. Hồ sơ gồm:

      a) Văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và Điểm g Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này;

      b) Quyết định thành lập Hội đồng cấp Bộ, tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

      c) Ý kiến bằng văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành về các hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” thuộc thẩm quyền quản lý tại địa phương, Bộ, ngành.

      d) Bản nhận xét của Hội đồng đối với cá nhân được xem xét, đánh giá là trường hợp đặc biệt.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn