Tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Theo dõi sự thay đổi của Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Ngày hỏi: 29/05/2018

Đề nghị Luật sư tư vấn, khi nào bị coi là phạm tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ?

    • Luật gia Lê Thị Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

      Khoản 1 Điều 282 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ như sau:

      “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”.

      Chủ thể của tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ là chủ thể đặc biệt - người có chức vụ, quyền hạn.
      Hành vi phạm tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ. Vượt trái quyền hạn của mình là hành vi làm một việc ngoài phạm vi chức trách của mình (ví dụ cấp phó làm việc thuộc quyền hạn của cấp trưởng).

      Chỉ bị coi là phạm tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ khi người có chức vụ, quyền hạn vượt quá quyền hạn của mình làm trái các quy định , chế độ, thể lệ, nội quy công tác và gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và thiệt hại đó phải là thiệt hại cụ thể.
      Lỗi của người phạm tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ là lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất. Động cơ pham tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.

      Người phạm tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn