Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ lần đầu tiên được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự sửa đổi 1997, đây là tội danh thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ xâm phạm hoạt động đúng đắn bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.

Hậu quả của tội lạm quyền trong khi người thi hành công vụ là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi lạm quyền chưa gây thiệt hại thì chưa cấu thành tội phạm này. Chủ thể của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ thay đổi như thế nào:
Luật gia Lê Thị Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Khoản 1 Điều 282 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ như sau: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ  gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp  của công dân, thì bị phạt tù từ một năm ...

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi 1997, theo đó: 1- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị ...