Cưỡng hiếp và vu khống trẻ em bị xử lý như thế nào

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016

Cho tôi hỏi, tôi có đứa sinh năm 2001 nay đang học lớp 7, vừa qua nó và một đứa cùng tuổi có vào nhà ông Đ hai lần đã lấy với số tiền 2.030.000 đồng, ông Đ không báo chính quyền mà tự ý bắt con tôi và đứa bé kia cùng vào nhà ông Đ để viết bản tự khai. Trong lúc viết bản tự khai ông Đ đã dùng một con dao thái và một cái kéo nhọn cắm trên bàn để uy hiếp hai đứa trẻ, không những vậy mà còn lấy dao, kéo chĩa vào bụng, mặt. Sau khi đến chính quyền viết bản tự khai lại thì đúng như sự thật là con tôi và đứa bé kia vào nhà ông Đ hai lần đã lấy với số tiền là 2.030.000 đồng, nhưng ông Đ đã bắt nhận gấp đôi tức là hai bản tự khai ông bắt nhận riêng mỗi đứa cho nên số tiền cộng lại là 4.060.000 đồng. Vậy đối với hành vi của ông Đ đã áp chế, cưỡng hiếp và vu khống trẻ em thì sẽ bị xử lý theo pháp luật như thế nào ?

    • Thứ nhất, hành vi trộm tiền của con ông là một trong những hành vi phạm tội đã được quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự và phải chịu truy cứu về trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Điều 12 Bộ luật Hình sự cũng quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

      “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

      2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

      Như vậy, con ông sinh năm 2001, tính đến thời điểm phạm tội chưa đủ 14 tuổi, do đó con ông không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Nhưng vì con ông đã có hành vi trộm tiền, (Theo như nội dung ông trình bày) gây thiệt hại về tài sản cho gia đình ông Đ nên vợ chồng ông phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Đ theo quy định tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự:

      “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 621 của Bộ luật này”.

      Thứ hai, hành vi dùng dao, kéo đe dọa để lấy lời khai của ông Đ đối với con ông là vi phạm quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ thể, tại khoản 9 Điều 7 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi “áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật”; ngoài ra, khoản 2 Điều 58 cũng quy định: “Việc xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên”. Hơn nữa, việc ông Đ buộc con ông viết bản tự khai mà không có mặt của người giám hộ cũng vi phạm về quyền được giám hộ của trẻ chưa thành niên.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn