Chủ tàu có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên không?

Chủ tàu có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên không? Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn bao lâu? Thuyền viên khi khám sức khỏe có trách nhiệm gì?

Xin chào ban biên tập, em là thuyền viên trên một tàu biển Việt Nam, chủ tàu của em cả năm nay không có thông báo gì về tổ chức khám sức khỏe cho thuyền viên hết. Cho em hỏi là chủ tàu có phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên trên tàu không? Em nghe nói khi khám xong sẽ được Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên thì không biết thời hạn giấy này có lâu không? Xin được giải đáp.

1. Chủ tàu có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên không?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động thuyền viên như sau:

1. Tổ chức KSK và KSK định kỳ cho thuyền viên thuộc quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật về lao động.

2. Thực hiện việc tổ chức KSK định kỳ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

3. Trả chi phí KSK cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc KSK cho thuyền viên theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị.

4. Quản lý và theo dõi sức khỏe, hồ sơ sức khỏe của thuyền viên theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chủ tàu là người sử dụng lao động thuyền viên phải thực hiện tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên của mình theo quy định. Ban có thể làm đơn hỏi chủ tàu về vấn đề này. Nếu chủ tàu không giải quyết về khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên thì có thể làm đơn gửi Cơ quan nhà nước quản lý về Lao động (Phòng Lao động, thương binh và xã hội; Sở Lao động, thương binh và xã hội) để giải quyết.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn bao lâu?

Theo Khoản 4 Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định về Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên như sau:

4. Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên:

a) Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này, cơ sở KSK cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày ký.

b) Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này nhưng mắc một hoặc một số bệnh, tật quy định tại Phụ lục số II Thông tư này, đồng thời chủ tàu có văn bản gửi cơ sở KSK cho thuyền viên đề nghị cấp Giấy chứng nhận sức khỏe và thuyền viên có Giấy cam kết tự nguyện đi làm việc trên tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở KSK xem xét cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký.

c) Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên được lập thành 03 (ba) bản: 01 (một) bản gửi thuyền viên để lưu vào Hồ sơ của tàu, 01 (một) bản lưu vào hồ sơ của cá nhân thuyền viên do cơ quan quản lý thuyền viên lưu trữ và 01 (một) bản lưu tại cơ sở KSK cho thuyền viên.

Theo đó, thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe sau khi khám sẽ được cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên, giấy này sẽ có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký.

3. Thuyền viên khi khám sức khỏe có trách nhiệm gì?

Tại Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định trách nhiệm của thuyền viên khi khám sức khỏe như sau:

1. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.

2. Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện KSK.

3. Chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thuyền viên.

4. Chấp hành yêu cầu KSK (định kỳ hoặc đột xuất) của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Cục Hàng hải Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.

Như vậy, thuyền viên khi khám sức khỏe có trách nhiệm quy định ở trên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh có thời hạn bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không?
lawnet.vn
Bác sĩ không hành nghề bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hành nghề? Thời gian thực hành cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với bác sĩ là bao lâu?
lawnet.vn
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng cập nhập mới nhất 2024?
lawnet.vn
Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế? Những khoản chi phí khám bệnh nào sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả?
lawnet.vn
Chính thức đã có Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2025?
lawnet.vn
Bệnh bạch hầu là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
lawnet.vn
Bệnh lao là gì? Người nghi mắc bệnh lao có biểu hiện gì?
lawnet.vn
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
lawnet.vn
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em theo quy định của Bộ Y tế?
lawnet.vn
Có được mua bán chất độc xyanua không? Giết người bằng chất độc xyanua thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;