Một số biện pháp phòng, chống trước thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/10/2022

Một số biện pháp phòng, chống trước thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì? Trong thiên tai có các biện pháp phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thế nào? Một số biện pháp phòng, chống sau thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Nhờ anh chị luật sư tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • 1. Một số biện pháp phòng, chống trước thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

      Tại Khoản 1 Điều 24 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021' onclick="vbclick('79D42', '377264');" target='_blank'>Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về một số biện pháp phòng, chống trước thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

      1. Trước thiên tai

      a) Chủ động theo dõi sát tình hình, diễn biến thiên tai, dịch bệnh và vùng có mức độ nguy cơ dịch bệnh.

      b) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án, kịch bản phòng, chống thiên tai đảm bảo phòng, chống dịch bệnh.

      c) Xem xét quyết định thành lập Tổ công tác gồm đại diện cơ quan Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cơ quan y tế ở các cấp để hỗ trợ thực hiện các hoạt động phòng, chống, ứng phó thiên tai, dịch bệnh; tiêm phòng và xét nghiệm các thành viên Tổ công tác, lực lượng phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

      d) Rà soát, kiểm tra thông tin liên lạc (số điện thoại, email...) và thống nhất cách thức liên lạc giữa các thành viên Tổ công tác, lực lượng phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

      đ) Tập huấn, huấn luyện các kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống, ứng phó thiên tai, dịch bệnh cho Tổ công tác, lực lượng phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

      e) Tuyên truyền, hướng dẫn theo nhiều hình thức cho cộng đồng (đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương) về đảm bảo an toàn thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh.

      g) Cập nhật thường xuyên thông tin diễn biến thiên tai, dịch bệnh; hiểu rõ nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, phương án ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh; sử dụng đúng hướng dẫn các phương tiện, trang thiết bị, vật tư, đồ bảo hộ y tế cần thiết được trang bị để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh khi thực hiện nhiệm vụ.

      h) Tổ chức phương án di dời, sơ tán dân, kiểm tra, đảm bảo các yêu cầu, điều kiện phòng, chống dịch bệnh theo quy định trong hoạt động sơ tán dân, điểm tránh trú thiên tai an toàn (chi tiết theo Phụ lục II đính kèm).

      i) Bố trí, dự phòng các loại phương tiện, vật tư phòng, chống thiên tai, sinh phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh cần thiết. Lập, kiểm tra, đánh giá và báo cáo danh sách các phương tiện, vật tư phòng, chống thiên tai, sinh phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh sẵn có hoặc cần sửa chữa, bổ sung để chủ động, sẵn sàng ứng phó trong tình huống các khu điều trị, chăm sóc và khu cách ly người nhiễm bệnh dịch bị thiệt hại bởi thiên tai.

      k) Chủ động dự trữ lương thực, thuốc men, nước sạch, nước sinh hoạt, xăng dầu và các vật dụng cần thiết phòng, chống dịch nhu khẩu trang, nước rửa tay, xịt khử khuẩn...

      l) Số lượng nhu yếu phẩm phải đảm bảo đủ dùng trong khoảng thời gian tương ứng với thời gian kéo dài của những trận thiên tai đã từng xảy ra ở địa phương hoặc ít nhất phải đảm bảo trong khoảng thời gian thiên tai xảy ra mà chua có sự cứu trợ.

      m) Triển khai lực lượng canh gác, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tại những nơi nguy cơ rủi ro cao, thực hiện nguyên tắc “5K” (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) và các quy định của ngành y tế đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.

      n) Tham gia hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình gia cố, chằng chống nhà ở...; đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện nguyên tắc “5K” và các quy định phòng, chống dịch bệnh của ngành y tế để vừa đảm bảo tập trung phòng, chống, ứng phó thiên tai vừa đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho nhân dân trong bối cảnh có dịch bệnh.

      2. Trong thiên tai có các biện pháp phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thế nào?

      Tại Khoản 2 Điều 24 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021' onclick="vbclick('79D42', '377264');" target='_blank'>Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về trong thiên tai có các biện pháp phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

      2. Trong thiên tai

      a) Triển khai phương án, kịch bản đã xây dựng để điều hành, chỉ đạo, ra quyết định tại chỗ đảm bảo ứng phó theo tình hình thiên tai, dịch bệnh.

      b) Theo dõi diễn biến thiên tai, kiểm tra các khu vực có nguy cơ cao, thường xuyên cập nhật thông tin thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn; thực hiện nguyên tắc “5K” và quy định đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh khi thực hiện nhiệm vụ.

      c) Sơ tán khẩn cấp người tại những nơi xảy ra sự cố và các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Trong quá trình sơ tán người dân cần đảm bảo yêu cầu, điều kiện phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản tại khu vực xảy ra thiên tai, dịch bệnh và tại nơi tránh trú an toàn (chi tiết theo Phụ lục II đính kèm).

      d) Hỗ trợ các cơ quan phòng, chống dịch bệnh đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc, tiếp nhận, phân phối hàng viện trợ, cứu trợ... cho những người dân bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh.

      đ) Chủ động điều phối hợp lý nguồn lực để hỗ trợ khi có yêu cầu khẩn cấp.

      e) Theo dõi sát thông tin, tình hình thiệt hại (nếu có) tại các điểm tránh trú an toàn, các khu vực điều trị, chăm sóc và khu cách ly người bệnh khi thiên tai xảy ra.

      g) Bố trí lều, trại, chỗ tránh mưa, nắng đảm bảo khoảng cách an toàn phòng, chống dịch bệnh cho lực lượng phòng, chống thiên tai trong các hoạt động thường trực ứng phó thiên tai.

      h) Thực hiện nghiêm túc yêu cầu phòng, chống dịch bệnh cho bản thân khi thực hiện nhiệm vụ; đồng thời kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện nguyên tắc “5K” và các quy định chống dịch bệnh của ngành y tế.

      i) Đảm bảo phương tiện, vật tư, trang thiết bị luôn sẵn sàng để sử dụng và huy động kịp thời theo phương án ứng phó, đặc biệt phát sinh tình huống khẩn cấp. Huy động, linh hoạt sử dụng các phương tiện, vật tư phòng, chống thiên tai, sinh phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh theo kế hoạch tại địa phương.

      k) Phân bổ, hỗ trợ lương thực, thuốc men, nước uống tại các điểm tránh trú an toàn và theo dõi tình hình để có thể hỗ trợ nếu có yêu cầu.

      3. Một số biện pháp phòng, chống sau thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

      Tại Khoản 3 Điều 24 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021' onclick="vbclick('79D42', '377264');" target='_blank'>Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về một số biện pháp phòng, chống sau thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

      3. Sau thiên tai

      a) Xét nghiệm nhanh lực lượng phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, phun khử khuẩn toàn bộ diện tích trong điểm tránh trú an toàn, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải y tế đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh theo các quy định phòng, chống dịch bệnh của ngành y tế.

      b) Thu thập danh sách, thông tin và kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế của người dân, hướng dẫn người dân rời điểm sơ tán an toàn theo 01 chiều. Người dân tại điểm sơ tán an toàn rời trước; người dân nghi nhiễm dịch bệnh trong khu vực, phòng cách ly tạm thời rời sau.

      c) Khẩn trương phối hợp thực hiện nhiệm vụ cứu chữa người bị thương, tìm kiếm người mất tích; hỗ trợ gia đình mai táng người bị thiệt mạng, thực hiện nguyên tắc “5K”, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh khi thực hiện nhiệm vụ.

      d) Cung cấp lương thực, thực phẩm... thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm; hỗ trợ người dân từ nơi sơ tán trở về, sửa chữa, thu dọn nhà cửa, vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh; thực hiện nguyên tắc “5K”, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đồng thời kết hợp hướng dẫn, nhắc nhở các hộ gia đình đảm bảo phòng, chống dịch bệnh.

      đ) Hỗ trợ sửa chữa, khôi phục công trình phòng, chống thiên tai, giao thông và các công trình hạ tầng công cộng; thực hiện nguyên tắc “5K”, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh khi thực hiện nhiệm vụ.

      e) Đánh giá thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ, triển khai ổn định đời sống của người dân, đặc biệt lưu ý tại các khu giãn cách, cách ly phòng, chống dịch bệnh.

      g) Rà soát, kiểm kê số lượng, đánh giá chất lượng các phương tiện, vật tư phòng, chống thiên tai, sinh phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai để bổ sung, sửa chữa sẵn sàng cho các đợt thiên tai tiếp theo.

      h) Thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai trên địa bàn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn