Biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/10/2022

Biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao? Các biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 2 và sương mù ở cấp độ 1 và 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì? Công tác tổ chức khắc phục hậu quả lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Mong các luật sư trả lời giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • 1. Biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

      Tại Khoản 1 Điều 20 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021' onclick="vbclick('79D42', '377259');" target='_blank'>Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

      1. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1

      Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn căn cứ theo tình hình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.

      2. Các biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 2 và sương mù ở cấp độ 1 và 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

      Tại Khoản 2 Điều 20 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021' onclick="vbclick('79D42', '377259');" target='_blank'>Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

      2. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2

      a) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá trên địa bàn Thành phố.

      b) Các sở - ban - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn triển khai công tác phòng, tránh và ứng phó:

      - Trên đất liền:

      + Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà ở để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, mưa đá. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi-măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi xảy ra lốc xoáy;

      + Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện...; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pa nô, áp phích; các khu vực nhà lá, nhà tạm bợ và các giàn giáo của công trình cao tầng đang thi công;

      + Khi có lốc xoáy cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn;

      + Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến Nhân dân những bản tin dự báo, cảnh báo mưa đá để chủ động phòng, tránh an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc...;

      + Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có biện pháp phòng, tránh và ứng phó hiệu quả.

      - Trên sông, biển:

      Các cơ quan chức năng thông báo, yêu cầu và kiểm tra các chủ phương tiện tàu, thuyền hoạt động trên sông, trên biển phải đảm bảo các yêu cầu sau:

      + Toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao và chuẩn bị đầy đủ phao cứu sinh trên tàu, thuyền khi đang ở trên sông, trên biển;

      + Khi thấy lốc xoáy, mưa đá thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn;

      + Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu, thuyền kịp thời hỗ trợ nhau khi gặp nạn;

      + Thường xuyên kiểm tra hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.

      Tại Khoản 3 Điều 20 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về các biện pháp phòng chống sương mù ở cấp độ 1 và 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

      3. Đối với sương mù ở cấp độ rủi ro là cấp 1 và cấp 2

      Khi có sương mù xuất hiện, người điều khiển phương tiện giao thông, tàu thuyền cần quan sát, giảm tốc độ và bật các thiết bị tín hiệu dễ nhận biết để lưu thông an toàn.

      3. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

      Tại Khoản 4 Điều 20 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021' onclick="vbclick('79D42', '377259');" target='_blank'>Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về công tác tổ chức khắc phục hậu quả lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

      4. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả

      Sau khi xảy ra lốc, sét, mưa đá và tai nạn do sương mù làm hạn chế tầm nhìn gây ra, các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung một số công việc cấp thiết:

      - Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ cho người và tài sản;

      - Chủ động tiến hành cắt điện cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận hành lưới điện do bị ảnh hưởng của lốc, sét. Sau khi khắc phục, sửa chữa và đảm bảo chắc chắn an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại ngay việc cung cấp điện cho khu vực để Nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất;

      - Khẩn trương sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị ngã đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định;

      - Khắc phục các sự cố tàu thuyền bị đánh chìm, trôi dạt, hư hỏng và tổ chức tìm kiếm người, tàu thuyền bị mất liên lạc;

      - Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;

      - Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho Nhân dân.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn