Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?
Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024 là mẫu nào? Hình thức gửi hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là gì?
Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP có quy định mẫu PC06 đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Xem chi tiết mẫu và tải về tại đây.
Hình thức gửi hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là gì?
Tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4, Điều 5 Nghị định 50/2024/NĐ-CP có quy định các hình thức gửi hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
(1) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
(2) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước), hồ sơ điện tử thực hiện theo quy định của Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
(3) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Thời hạn thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy tối đa là bao lâu?
Tại điểm đ khoản 10 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
1. Quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng dự án, công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải thuộc mọi nguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ thiết kế xây dựng dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải do đơn vị có đủ điều kiện theo quy định thực hiện và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
...
10. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại;
đ) Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.
11. Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
...
Như vậy, thời hạn thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy tối đa là 10 ngày làm việc, tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng cháy và chữa cháy là gì?
Tại Điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:
- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Báo cháy giả.
- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.
- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.
- Các hành vi khác vi phạm theo quy định.
Xem thêm danh sách bài mới cập nhật: >>>
Căn cước điện tử là gì? Công dân được cấp bao nhiêu thẻ căn cước điện tử?
Thủ tục khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử (VNeID) từ 01/7/2024 được thực hiện như thế nào?