Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến có thuộc đối tượng được Lao động Thương binh và Xã hội chi trả chế độ trợ cấp một lần hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/12/2022

Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến có thuộc đối tượng được Lao động Thương binh và Xã hội chi chế độ trợ cấp một lần hay không? Để xét hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong tham gia kháng chiến cần chuẩn bị những gì? Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện cho thanh niên xung phong tham gia kháng chiến được quy định ra sao?

Anh có thắc mắc này nhờ hỗ trợ, bố của anh trước đây là thanh niên xung phong tham gia kháng chiến thì anh muốn biết bố anh có thuộc đối tượng được Lao động Thương binh và Xã hội chi trả chế độ trợ cấp một lần hay không? Nếu có thì hồ sơ để xét hưởng chế độ này như thế nào?

    • Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến có thuộc đối tượng được Lao động Thương binh và Xã hội chi chế độ trợ cấp một lần hay không?

      Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 44/2022/TT-BTC' onclick="vbclick('7FC65', '384931');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định về chi chế độ trợ cấp phụ cấp như sau:

      2. Chi chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm:

      a) Trợ cấp hằng tháng đối với:

      - Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg;

      - Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg;

      b) Trợ cấp hằng tháng và trợ cấp một lần đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg;

      c) Trợ cấp một lần đối với:

      - Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP;

      - Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg;

      - Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg; thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP;

      - Người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg;

      d) Trợ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật.

      Như vậy từ quy định trên thì thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến theo Nghị định 112/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('58D1D', '384931');" target='_blank'>Nghị định 112/2017/NĐ-CP thuộc đối tượng được Lao động Thương binh và Xã hội được hưởng chế độ trợ cấp một lần.

      Hình từ Internet

      Để xét hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong tham gia kháng chiến cần chuẩn bị những gì?

      Tại khoản 1 Nghị định 112/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('58D1D', '384931');" target='_blank'>Nghị định 112/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('58D1D', '384931');" target='_blank'>Điều 8 Nghị định 112/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('58D1D', '384931');" target='_blank'>Nghị định 112/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần gồm các giấy tờ tài liệu sau đây:

      1. Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần:

      a) Bản khai của đối tượng theo Mẫu số 1A hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần) theo Mẫu số 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

      b) Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam: Lý lịch cán bộ, công chức, viên chức hoặc lý lịch đảng viên khai trước năm 1995 trong đó có thể hiện thời gian tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý thanh niên xung phong; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong; Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ;

      c) Trường hợp đối tượng không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm b khoản này thì phải có bản xác nhận của ít nhất 02 người làm chứng là những người trực tiếp huy động, tổ chức, quản lý thanh niên xung phong hoặc đồng đội của thanh niên xung phong trong đơn vị từ cấp đại đội trở xuống đã được công nhận là thanh niên xung phong theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

      d) Trường hợp đối tượng không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm b khoản này và không có 02 người làm chứng xác nhận theo quy định tại điểm c khoản này thì đối tượng phải có đơn đề nghị theo Mẫu số 3A gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thanh niên xung phong cơ sở hoạt động xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thanh niên xung phong cơ sở hoạt động có trách nhiệm xác nhận theo Mẫu số 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đối với đối tượng tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam hiện đăng ký thường trú ở địa phương khác.

      Theo đó, để được xét hưởng chế độ trợ cấp một lần thuộc đối tượng là thanh niên xung phong tham gia kháng chiến thì anh/chị cần chuẩn bị theo hồ sơ quy định như trên.

      Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện cho thanh niên xung phong tham gia kháng chiến được quy định ra sao?

      Về quản lý và sử dụng kinh phí, theo Điều 3 Thông tư 44/2022/TT-BTC' onclick="vbclick('7FC65', '384931');" target='_blank'>Điều 3 Thông tư 44/2022/TT-BTC có nêu:

      Kinh phí thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến và chi phí quản lý thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do ngân sách trung ương đảm bảo được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện như sau:

      - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP.

      - Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan được cấp có thẩm quyền giao thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng vả người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng mở tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước và thực hiện rút dự toán theo quy định.

      - Việc quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán, các quy định cụ thể tại Thông tư này và quy chế phân cấp quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn