Quản lý cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi 2018
Hiện nay những trang trại, cơ sở chăn nuôi được hình thành và hoạt động mạnh nên chất thải từ hoạt động này cũng tăng nhiều và ảnh hưởng đến môi trường, nên để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì các cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi cũng được hình thành và phát triển. Nhưng theo quy định của pháp luật mới nhất thì việc quản lý cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi được quy định thế nào?
Ngày 19/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Chăn nuôi 2018).
Luật Chăn nuôi 2018 quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi.
Theo quy định tại Điều 63 Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì quản lý cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi bao gồm:
- Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất sản phẩm;
- Thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, bảo đảm độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường;
- Kho bảo quản sản phẩm xử lý chất thải, chăn nuôi cần chế độ bảo quản riêng;
- Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!