Hình thức nộp hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm những hình thức nào?

Xin hỏi cơ quan có thẩm quyền có thể nộp hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo những phương thức nào? - Câu hỏi của Mỹ Huệ (Hà Giang). 

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm những hình thức nào?

Căn cứ Điều 26 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) có quy định hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

1. Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp xã, phường, thị trấn), Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương), Ủy ban nhân dân cấp cấp tỉnh (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

2. Hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm:

a) Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với trường hợp vùng chưa đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 29, Ủy ban nhân dân gửi báo cáo khắc phục sai lỗi đến Cơ quan thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền có thể nộp hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

 

(Hình từ Internet)

Điều kiện được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật là gì?

Theo Điều 22 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) quy định về điều kiện được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Điều kiện được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y

a) Vùng chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản do Cơ quan thú y xác định và đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quyết định và chỉ đạo tổ chức xây dựng;

b) Hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong vùng phải bảo đảm có đủ nguồn lực để kiểm soát được dịch bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;

c) Có biện pháp kiểm soát đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trước khi vào vùng an toàn dịch bệnh động vật nhằm giảm thiểu nguy cơ tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, lây lan trong vùng;

d) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư này;

đ) Các cơ sở giết mổ động vật, chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh trong vùng phải được Cơ quan thú y giám sát và tuân thủ quy định của pháp luật về thú y.

2. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.

3. Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.

4. Hoạt động thú y tại vùng được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.

Theo đó, điều kiện được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y; Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật; Không xảy ra dịch bệnh động vật; Hoạt động thú y tại vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật.

Quyền lợi của vùng an toàn dịch bệnh gồm gì?

Tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) quy định quyền lợi của vùng an toàn dịch bệnh như sau:

- Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật.

- Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc-xin và còn miễn dịch bảo hộ hoặc sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y được kiểm dịch như sau:

+) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;

+) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Động vật thủy sản làm giống xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh được kiểm dịch như sau:

+) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật thủy sản làm giống đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;

+) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Được miễn lấy mẫu xét nghiệm đối với bệnh được công nhận an toàn trong quá trình thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; được sử dụng kết quả xét nghiệm Mẫu giám sát phục vụ mục đích đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu theo quy định pháp luật để làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật theo các quy định hiện hành.

- Được hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá, xuất bán sản phẩm, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật.

- Được hỗ trợ tham gia các chương trình giám sát dịch bệnh động vật của Nhà nước đối với các bệnh chưa được công nhận an toàn; được hỗ trợ tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.

- Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Ban hành Thông tư 30 về 04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Thuốc bảo vệ thực vật nào được phép sử dụng tại Việt Nam?
lawnet.vn
Bãi bỏ quy định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ Quy chuẩn kỹ thuật theo thủ tục, quy trình rút ngắn từ 18/7/2023?
lawnet.vn
Bộ Khoa học và Công nghệ phân cấp cho đơn vị nào thực hiện thanh lý hợp đồng kể từ ngày 30/6/2023?
lawnet.vn
Thời hạn có giá trị của Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là bao lâu?
lawnet.vn
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi gồm các nội dung nào?
lawnet.vn
Hình thức nộp hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm những hình thức nào?
lawnet.vn
Bao lì xì in hình quốc huy Việt Nam có vi phạm pháp luật không?
lawnet.vn
Chế độ chính sách khi tham gia bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đối với lực lượng bảo vệ và đối với cơ quan tổ chức, cá nhân là gì?
lawnet.vn
Lực lượng bảo vệ của cơ quan tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do ai quyết định thành lập?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;