Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe có phải là chống người thi hành công vụ không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/11/2019

Hôm rồi em đang đi trên đường thì bị một đồng chí công an giao thông từ trong hẻm vắng lao ra yêu cầu dừng xe, vì hoảng sợ nên em đã quay đầu bỏ chạy. Em chạy được tầm 500m thì bị xe mô tô của cảnh sát giao thông rượt kịp, em đã dừng lại chấp hành nhưng lại bị họ đánh vào mặt bị rách mí mắt. Họ bắt em về đồn sau đó thả về nhưng em thấy họ có ghi trong biên bản nội dung là em chống người thi hành công vụ, họ nói hành vi bỏ chạy của em là hành vi chống người thi hành công vụ và sẽ khỏi tố em. Anh chị cho em hỏi họ nói như vậy có đúng không?

 

    • Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe có phải là chống người thi hành công vụ không?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008' onclick="vbclick('1411B', '311944');" target='_blank'>Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 về chấp hành báo hiệu đường bộ quy định:

      - Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

      Như vậy, theo quy định trên thì khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

      Bên cạnh đó căn cứ Nghị định 46/2016/NĐ-CP' onclick="vbclick('4664A', '311944');" target='_blank'>Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì người điều khiển phương tiện vi phạm nếu không dừng xe khi có yêu cầu của CSGT thì sẽ bị phạt tiền và áp dụng hình phạt phạt bổ sung cụ thể như sau:

      - Đối với người điều khiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (theo quy định tại Điểm m Khoản 6 Điều 6). Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tại Điểm b Khoản 12 Điều 6 thì người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng.

      Mặt khác căn cứ Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 ' onclick="vbclick('486D5', '311944');" target='_blank'> Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội chống người thi hành công vụ theo đó:

      1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Phạm tội 02 lần trở lên;

      c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

      d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

      đ) Tái phạm nguy hiểm.

      Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì hành vi quay đầu xe bỏ chạy của bạn là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông chứ không phải là hành vi chống người thi hành công vụ. Trường hợp không đồng ý với quyết định của cảnh sát giao thông bạn hoàn toàn toàn có thể thực hiện khiếu nại căn cứ Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn