Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/04/2022

Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào? Quy trình việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào?

    • Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào?

      Căn cứ Điều 13 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT' onclick="vbclick('6FAE7', '363317');" target='_blank'>Điều 13 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định:

      - Các trường hợp tiến hành thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gồm:

      + Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

      + Nếu không tiêu hủy ngày sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

      - Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

      + Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước.

      + Đối với tài liệu mật là văn bản in trên giấy phải được đốt hoặc xé, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp lại được.

      + Đối với tài liệu mật lưu trữ dưới dạng băng, đĩa mềm, phim chụp ảnh, thiết bị lưu giữ ngoài giao tiếp qua cổng USB và các phương tiện lưu trữ tương tự, việc tiêu hủy phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng và tính năng, tác dụng để không thể phục hồi, khai thác hoặc sử dụng được.

      - Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:

      + Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

      + Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

      + Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

      + Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ.

      + Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê.

      + Người đứng đầu Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

      + Công chức, viên chức đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp nếu không tiêu hủy ngày sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và báo cáo ngày bằng văn bản về việc tiêu hủy với người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này.

      Quy trình việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê như thế nào?

      Căn cứ Khoản 4 Điều 13 Thông tư trên quy định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau:

      - Người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, bao gồm:

      + Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

      + Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

      + Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

      + Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ.

      + Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê.

      + Người đứng đầu Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

      - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.

      - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định tiêu hủy.

      - Hội đồng tiêu hủy tài liệu mật có trách nhiệm lập biên bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu mật cần tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu. Nội dung biên bản phải phản ánh phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu hủy tài liệu mật theo quy định của pháp luật. Biên bản phải có chữ ký đầy đủ của các thành viên Hội đồng tiêu hủy.

      - Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 13 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn