Giải thể Tòa án quân sự thuộc cơ quan nào? Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/10/2022

Giải thể Tòa án quân sự thuộc cơ quan nào? Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm những ai?

    • Giải thể Tòa án quân sự thuộc cơ quan nào? Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Giải thể Tòa án quân sự thuộc cơ quan nào?

      Theo quy định pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân thì đối với Tòa án quân sự khu vực, cơ quan nào có thẩm quyền giải thể Tòa án này?

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 4 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014' onclick="vbclick('3F68C', '378675');" target='_blank'>Điều 4 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

      1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

      2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

      Như vậy, đối chiếu với quy định trên có thể thấy Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền giải thể Tòa án quân sự khu vực.

      Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào?

      Là một sinh viên Luật, tôi mong rằng khi ra trường được đặt chân vào làm tại một cơ quan tư pháp, cụ thể là Tòa án nhân dân, theo đó em muốn tìm hiểu chút ít về cơ quan này, nhờ các anh/chị ban tư vấn hỗ trợ giúp: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi.

      Trả lời:

      Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014' onclick="vbclick('3F68C', '378675');" target='_blank'>Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

      1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

      2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

      a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

      b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;

      c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;

      d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;

      đ) Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

      e) Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.

      3. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

      Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

      4. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm những ai?

      Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề liên quan tới tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể cho tôi hỏi Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm những ai? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Cảm ơn!

      Trả lời:

      Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014' onclick="vbclick('3F68C', '378675');" target='_blank'>Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, theo đó:

      Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm các vụ và các đơn vị tương đương. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc.

      Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn