Các trương trình, đề án, dự án ưu tiên của chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/06/2022

Các trương trình, đề án, dự án ưu tiên của chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050? Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá chiến lược đến giai đoạn 2030 trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học? Xin được thông tin đến.

    • Các trương trình, đề án, dự án ưu tiên của chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

      Căn cứ Phụ lục I Các trương trình, đề án, dự án ưu tiên của chiến lược ban hành kèm Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7A95A', '365426');" target='_blank'>Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022 như sau:

      PHỤ LỤC I

      CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN CỦA CHIẾN LƯỢC
      (Kèm theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

      TT

      Tên chương trình, đề án, dự án

      Cơ quan chủ trì

      Cơ quan phối hợp

      Thời gian thực hiện

      Ghi chú

      1

      Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      2022-2030

      Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

      2

      Đề án tăng cường năng lực cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      2023 - 2030

      Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

      3

      Đề án tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học

      Bộ Công an

      Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      2022-2030

      Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

      4

      Đề án phát huy giá trị, tăng cường đầu tư, sử dụng hiệu quả vốn tự nhiên và đa dạng sinh học cho mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      Các bộ, ngành, cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      2021-2022

      Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

      5

      Xây dựng văn bản chỉ đạo của Đảng về tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      Các bộ, ngành, cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      2022 - 2025

      6

      Đề án phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      2022 - 2030

      Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

      7

      Chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      Các bộ, ngành, cơ quan liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      2022 - 2030

      Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

      8

      Các dự án thành lập di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên (theo quy hoạch)

      UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan

      2022 - 2030

      UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, xây dựng, phê duyệt theo quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương.

      9

      Các dự án diệt trừ, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại tại các khu bảo tồn thiên nhiên

      UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

      Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

      2022 - 2030

      UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, xây dựng, phê duyệt theo quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương

      Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá chiến lược đến giai đoạn 2030

      Theo Phụ lục II Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá chiến lược đến giai đoạn 2030 ban hành kèm Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7A95A', '365426');" target='_blank'>Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022 như sau:

      PHỤ LỤC II

      CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
      (Kèm theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

      TT

      Chỉ tiêu

      Cơ quan theo dõi, đánh giá

      Lộ trình thực hiện tính đến các mốc thời gian

      2025

      2030

      1

      Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền so với diện tích lãnh thổ đất liền

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      7,7%

      9%

      2

      Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển trên diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      1,5 - 2%

      3 - 5%

      3

      Tỷ lệ % các khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn được đánh giá hiệu quả quản lý theo các tiêu chí đánh giá được ban hành

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      30%

      trên 70%

      4

      Số lượng khu Ramsar được thành lập và công nhận mới

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      4 khu

      6 khu

      5

      Số lượng khu Dự trữ sinh quyển thế giới được thành lập và công nhận mới

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      2 khu

      4 khu

      6

      Số lượng Vườn di sản Asean được thành lập và công nhận mới

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      2 khu

      5 khu

      7

      Tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định

      Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

      42% - 43%

      42% - 43%

      8

      Tỷ lệ % các hệ sinh thái tự nhiên suy thoái được phục hồi

      - Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hệ sinh thái đất ngập nước và biển)

      - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hệ sinh thái rừng)

      10%

      20%

      9

      Tỷ lệ % các khu vực có đa dạng sinh học cao được áp dụng chính sách bảo tồn hiệu quả

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      30%

      80%

      10

      Tỷ lệ % các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nằm trong phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị bảo tồn cao

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      40%

      100%

      11

      Số chương trình gây nuôi bảo tồn và tái thả một số loài ưu tiên bảo vệ được xây dựng và ban hành

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      1 loài

      3 loài

      12

      Số lượng nguồn gen, mẫu giống cho các nhóm nguồn gen được thu thập, lưu giữ

      Bộ Khoa học và Công nghệ

      90.000

      Tối thiểu 100.000

      13

      Gia tăng số lượng hồ sơ tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được thực hiện so với năm 2020

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      150%

      200%

      14

      Tỷ lệ % chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công thực hiện lồng ghép các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học

      Bộ Tài nguyên và Môi trường

      70%

      100%

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn