Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024?
Đã có Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mới nhất 2024 hay chưa? Đối tượng nào được trang bị vũ khí quân dụng? Người được giao sử dụng vũ khí phải bảo đảm đủ điều kiện nào?
Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mới nhất 2024?
Ngày 29/6/2024, Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024.
Theo đó, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 sẽ quy định các vấn đề như:
- Quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ;
- Nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Trừ Điều 17, Điều 32 và khoản 1 Điều 49 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024? (Hình từ Internet)
Người được giao sử dụng vũ khí phải bảo đảm đủ điều kiện nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:
Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c) Đã qua đào tạo, huấn luyện về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Cảnh sát biển, Công an nhân dân đã qua đào tạo, huấn luyện về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng;
d) Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp người bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án thì phải được xóa án tích.
...
Như vậy, người được giao sử dụng vũ khí phải bảo đảm đủ điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao
- Đã qua đào tạo, huấn luyện về sử dụng vũ khí và được cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí trừ trường hợp đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Cảnh sát biển, Công an nhân dân đã qua đào tạo, huấn luyện về sử dụng vũ khí và được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng
- Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp người bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án thì phải được xóa án tích.
Đối tượng nào được trang bị vũ khí quân dụng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng như sau:
Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu; lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan; lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng là:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm lâm, Kiểm ngư;
- An ninh hàng không;
- Hải quan cửa khẩu; lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan; lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan.
Xem thêm danh sách bài mới cập nhật: >>>
Căn cước điện tử là gì? Công dân được cấp bao nhiêu thẻ căn cước điện tử?
Thủ tục khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử (VNeID) từ 01/7/2024 được thực hiện như thế nào?