Bị tạm đình chỉ công tác có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Trong trường hợp nào được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Bị tạm đình chỉ công tác có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Trong trường hợp nào được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Bị tạm đình chỉ công tác có phải đóng BHXH không?
Tại Điều 29 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
Tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
1. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Người lao động bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, nếu người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu người lao động bị đình chỉ công tác thì được tạm dừng đóng BHXH.
Lưu ý: Quy định trên được áp dụng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bị tạm đình chỉ công tác có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Trong trường hợp nào được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp nào được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian không quá 12 tháng.
Lưu ý: Khi hết thời hạn tạm dừng đóng thì người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất có phải đóng bù cho thời gian tạm dừng không?
Tại khoản 3 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về quản lý đối tượng như sau:
Quản lý đối tượng
....
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
...
Như vậy, đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thì khi hết thời hạn được tạm dừng đóng đơn vị có trách nhiệm đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Xem thêm danh sách bài mới cập nhật:>>>
Chế độ hưu trí của người vừa tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được quy định như thế nào?
Bãi bỏ 06 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng?
Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp nào?
Mức trợ cấp người cao tuổi tăng lên bao nhiêu khi mức chuẩn trợ giúp xã hội tăng?