Mức trợ cấp người cao tuổi tăng lên bao nhiêu khi mức chuẩn trợ giúp xã hội tăng?

Người cao tuổi là gì? Mức trợ cấp người cao tuổi tăng lên bao nhiêu khi mức chuẩn trợ giúp xã hội tăng? Người cao tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng khi nào?

Người cao tuổi là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 có nêu rõ như sau:

Người cao tuổi

Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Như vậy, người cao tuổi được xác định là công dân từ đủ 60 tuổi trở lên.

Mức trợ cấp người cao tuổi tăng bao nhiêu khi mức chuẩn trợ giúp xã hội tăng? (Hình từ Internet)

Người cao tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng khi nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

...

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

...

Như vậy, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

Trường hợp 2: Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện TH1 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

Trường hợp 3: Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện TH1 mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

Trường hợp 4: Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Mức trợ cấp người cao tuổi tăng lên bao nhiêu khi mức chuẩn trợ giúp xã hội tăng?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội

1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.

2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

...

Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

...

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

...

Ngoài ra, tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, mức trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể như sau:

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng

...

đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:

- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;

- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;

- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.

Như vậy, mức trợ cấp người cao tuổi từ 1/7/2024 có tăng, mức tăng cụ thể dựa trên bảng sau:

STT

Đối tượng

Hệ số

Mức hưởng

1

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi

Hệ số 1,5

750.000 đồng

2

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên

Hệ số 2,0

1.000.000 đồng

3

- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

Hệ số 1,0

500.000 đồng

4

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Hệ số 3,0

1.500.000 đồng

 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 172/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 89/2024/TT-BTC bãi bỏ 12 Thông tư về tài chính đất đai áp dụng từ ngày 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, tiêu chí phân loại dự án đầu tư công nhóm A? Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Đầu tư công 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn giá bồi thường cây trồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 17/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp hằng tháng của quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 01/11/2024 là bao nhiêu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;