Bãi bỏ 06 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng?
Bãi bỏ 06 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng? Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc nào?
Bãi bỏ 06 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng?
Ngày 07/7/2024, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 36/2024/TT-BQP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thông tư 36/2024/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 07/7/2024.
Tại Điều 1 Thông tư 36/2024/TT-BQP quy định bãi bỏ toàn bộ 06 văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cụ thể như sau:
[1] Quyết định 1024/1998/QĐ-QP ngày 20/8/1998 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ sung Quyết định số 1636/QĐ-QP ngày 05/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Kiện toàn hệ thống, ban hành quy chế nhiệm vụ và tổ chức của Hội đồng giám định y khoa các cấp trong Quân đội - Thành lập Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện 87 - Cục Quân y - Tổng cục Hậu cần.
[2] Thông tư 83/2011/TT-BQP ngày 16/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thi đua, khen thưởng và mức tiền thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
[3] Thông tư 13/2012/QĐ-BQP ngày 21/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép của người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị quân đội.
[4] Thông tư 14/2013/TT-BQP ngày 24/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng.
[5] Thông tư 111/2014/TT-BQP ngày 25/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 40/2013/NĐ-CP ngày 26/4/2013 của Chính phủ quy định về hoạt động mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
[6] Thông tư 129/2014/TT-BQP ngày 23/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định về quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư của Bộ Quốc phòng.
Bãi bỏ 06 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng? (Hình từ Internet)
Trong văn bản quy phạm pháp luật có được sử dụng tiếng nước ngoài không?
Căn cứ Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 53 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật
1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tên. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này.
Theo quy định trên, ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng việt. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế. Từ ngữ nước ngoài có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến hoặc phải phiên âm sang tiếng Việt. (theo khoản 2 Điều 69 Nghị định 34/2016/NĐ-CP)
Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật sau đây có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác: (theo khoản 1 Điều 102 Nghị định 36/2016/NĐ-CP).
- Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
...
Như vậy, việc xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.