Từ ngày 22/7/2022, tăng cao mức phạt khi không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn trong thực hiện nhận chìm trên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam?

Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/7/2022. Theo đó, Nghị định này đã bổ sung những quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi nhận chìm ở biển không đúng quy định. Vậy hành vi nhận chìm ở biển bị phạt bao nhiêu tiền?

Bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong việc thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển?

Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
14. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau:
“Điều 26a. Vi phạm trong việc thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ toàn bộ quá trình nhận chìm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm ở biển khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 và điểm b khoản 12 Điều này;
b) Buộc nộp đủ số lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển nộp thiếu, trốn nộp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.”

Theo đó, sắp tới đây hành vi vi phạm về thực hiện giấy phép nhận chìm tại các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Từ ngày 22/7/2022, sẽ xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định nhận chìm ở biển?

Từ ngày 22/7/2022, tăng cao mức phạt khi không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn trong thực hiện nhận chìm trên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam?

Sẽ xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn trong khi thực hiện nhận chìm trên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam?

Căn cứ vào khoản 15 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
15. Bổ sung Điều 26b vào sau Điều 26a như sau:
Điều 26b. Vi phạm các quy định khác về nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố môi trường biển trong quá trình thực hiện nhận chìm.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không lập Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển đối với các trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý các công trình, thiết bị phục vụ nhận chìm khi Giấy phép nhận chìm ở biển chấm dứt hiệu lực.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm ở biển của mình gây ra.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi Giấy phép nhận chìm chấm dứt hiệu lực.
7. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm ở vùng biển Việt Nam vật, chất phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc đưa vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam ra khỏi vùng biển Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 6 Điều này.”.”

Theo đó, những hành vi vi phạm các quy định khác về nhận chìm trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định nêu trên.

Bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với hành vi nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển?

Căn cứ vào khoản 16 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
"16. Bổ sung Điều 26c vào sau Điều 26b như sau:
Điều 26c. Vi phạm về thực hiện nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển nhưng vật, chất thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng các thông số trong thành phần vật, chất nhận chìm nằm trong giới hạn.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.”.

Như vậy, hành vi vi phạm quy định về nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển được xử lý theo quy định nêu trên.

Chú ý: Các mức xử phạt hành chính được nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp tổ chức vi phạm hành chính thì mức phạt xử lý hành chính sẽ là gấp 02 lần đối với cá nhân.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

62 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}