Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và Bộ Tài chính trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và Bộ tài chính trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào? Câu hỏi của anh An ở Huế.

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Căn cứ tại Điều 48 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong công tác phòng chống rửa tiền như sau:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch về phòng, chống rửa tiền;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng;

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó;

+ Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền;

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên của tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền;

+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống rửa tiền;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, triển khai công tác đào tạo về phòng, chống rửa tiền;

+ Tổng hợp thông tin, hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam;

+ Chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022;

+ Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành có liên quan đề xuất, chủ trì ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền;

+ Giám sát đối tượng báo cáo trong việc thực hiện báo cáo quy định tại các điều 25, 26 và 34 Luật Phòng chống rửa tiền 2022; phối hợp cung cấp thông tin giám sát cho các Bộ, ngành để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền.

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và Bộ Tài chính trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và Bộ Tài chính trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Căn cứ tại Điều 49 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác phòng chống rửa tiền như sau:

- Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền.

- Thông báo kết quả xử lý thông tin có liên quan đến giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm về rửa tiền.

- Trao đổi thông tin, tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong nước và nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Chủ trì lập danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

- Thực hiện tương trợ tư pháp trong phòng, chống rửa tiền thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền đối với các loại tội phạm nguồn có rủi ro cao quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022.

Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Căn cứ tại Điều 51 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính trong công tác phòng chống rửa tiền như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, dịch vụ kế toán, trò chơi điện tử có thưởng, casino, xổ số, đặt cược và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Phòng chống rửa tiền 2022, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 đối với lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Phòng chống rửa tiền 2022.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}