Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?

Cho tôi hỏi: Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Cường đến từ Cà Mau.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu trong trường hợp sau:

- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.

- Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu trong trường hợp nào?

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu như sau:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

+ Vợ, chồng hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản.

+ Người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.

- Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

- Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.

Xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu như sau:

- Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

+ Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

+ Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

- Tòa án quyết định tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình và lưu ý một số trường hợp sau đây:

+ Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng là trường hợp thỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình là trường hợp thỏa thuận đó nhằm:

++ Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

++ Hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình.

Phạm Thị Kim Linh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}