Phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với 10 loại khoáng sản? Hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm những gì?

Phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với 10 loại khoáng sản? Hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm những gì? Câu hỏi của bạn T.A ở Hà Nội

Phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với 10 loại khoáng sản phải không?

Ngày 01 tháng 11 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1277/QĐ-TTg năm 2023 về phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Theo Quyết định 1277/QĐ-TTg năm 2023 thì có 93 khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với 10 loại khoáng sản cụ thể như sau:

- Than năng lượng: 02 khu vực.

- Quặng apatit: 02 khu vực.

- Quặng chì - kẽm: 01 khu vực.

- Quặng cromit: 03 khu vực.

- Quặng titan: 14 khu vực.

- Quặng bauxit: 23 khu vực.

- Quặng sắt-laterit: 14 khu vực.

- Đá hoa trắng: 17 khu vực.

- Cát trắng: 15 khu vực.

- Quặng đất hiếm: 02 khu vực.

Phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với 10 loại khoáng sản? Hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm những gì?

Phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với 10 loại khoáng sản? Hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm những gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm những gì?

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 51/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia như sau:

- Báo cáo tổng hợp về khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trong đó nêu cụ thể thông tin về: mức độ điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản trong khu vực đề nghị phê duyệt; hiện trạng sử dụng đất, các công trình, dự án trên mặt tại thời điểm khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (nếu có);

- Tờ trình đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, gồm các thông tin chính sau: loại khoáng sản cần dự trữ; tài nguyên, trữ lượng từng loại khoáng sản cần dự trữ; tọa độ, diện tích, mức sâu, địa danh khu vực được khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; thời gian dự trữ loại khoáng sản đó;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;

- Bản đồ khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

Xác định thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 51/2021/NĐ-CP quy định về thời gian dự trữ tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia như sau:

Thời gian dự trữ tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
1. Thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia tối đa là 50 năm theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp đặc biệt, đối với một số khu vực, một số loại khoáng sản đặc thù, thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia có thể lớn hơn 50 năm nhưng không quá 70 năm, do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Trường hợp khi thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia đã hết mà chưa có nhu cầu bổ sung khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản có liên quan thì tiếp tục gia hạn thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia. Việc xác định thời gian dự trữ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều này.

Tại Điều 3 Nghị định 51/2021/NĐ-CP quy định về khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia như sau:

Khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
1. Việc khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Khoáng sản và không thuộc quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
2. Việc xác định thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Thời gian dự trữ tối đa theo quy định đối với các khu vực có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng theo quy hoạch hệ thống du lịch; để phát triển các dự án công nghiệp thân thiện với môi trường theo quy hoạch ngành quốc gia có liên quan;
b) Đối với các khu vực không thuộc quy định tại điểm a khoản này, thời gian dự trữ khoáng sản được xác định theo yêu cầu huy động khoáng sản để thăm dò, khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản phục vụ phát triển các ngành kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của Chiến lược khoáng sản và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản liên quan.
...

Theo đó, thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia tối đa là 50 năm. Tuy nhiên đối với một số khu vực, một số loại khoáng sản đặc thù, thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia có thể lớn hơn 50 năm nhưng không quá 70 năm

Việc xác định thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia được thực hiện như sau:

- Đối với các khu vực có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng theo quy hoạch hệ thống du lịch; để phát triển các dự án công nghiệp thân thiện với môi trường theo quy hoạch ngành quốc gia có liên quan sẽ xác định là thời gian tối đa

- Đối với các khu vực khác thì thời gian dự trữ khoáng sản được xác định theo yêu cầu huy động khoáng sản để thăm dò, khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản phục vụ phát triển các ngành kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của Chiến lược khoáng sản và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản liên quan

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}