Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định điều kiện của tổ chức tín dụng hỗ trợ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như thế nào?
- Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định điều kiện của tổ chức tín dụng hỗ trợ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như thế nào?
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm nào?
- Các biện pháp hạn chế nào được áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm?
- Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định điều kiện của tổ chức tín dụng hỗ trợ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tổ chức tín dụng hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(1) Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm tham gia hỗ trợ theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;
(2) Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
- Tỷ lệ khả năng chi trả;
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 08% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;
- Tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Tỷ lệ bảo đảm an toàn khác.
Cần lưu ý các vấn đề sau về tỷ lệ đảm bảo an toàn:
+ Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải ký quỹ tiền tại Ngân hàng Nhà nước, nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
+ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không được tính vào vốn tự có khi tính tỷ lệ bảo đảm an toàn.
(3) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng thành viên và cơ cấu theo quy định của pháp luật;
(4) Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đáp ứng quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định điều kiện của tổ chức tín dụng hỗ trợ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như thế nào?
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 165 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có quy định như sau:
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
+ Xây dựng phương án cơ cấu lại theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt;
+ Thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 163 Luật Các tổ chức tín dụng 2024
+ Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 164 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 165 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
+ Quản trị, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng;
+ Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên và thông qua phương án cơ cấu lại theo quy định.
Các biện pháp hạn chế nào được áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì các biện pháp hạn chế đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm bao gồm:
- Không chia cổ tức, lợi tức, phân phối lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ, chuyển lợi nhuận về nước; hạn chế chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng tài sản;
- Hạn chế hoạt động kinh doanh không hiệu quả, có rủi ro cao; giảm giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần; hạn chế tăng trưởng tín dụng;
- Đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật; không bổ sung nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh mới khác, không mở rộng mạng lưới hoạt động;
- Đình chỉ người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây rủi ro lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; yêu cầu bầu, bổ nhiệm thay thế người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây rủi ro lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm;
- Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức mới được ban hành mà cụ thể tại Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;