Có phải sắp tới có thể dùng căn cước công dân để đi sang các nước ASEAN không? Trình tự thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?

Có phải sắp tới có thể dùng căn cước công dân để đi sang các nước ASEAN không? Trình tự thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Trí (Đồng Tháp)

Sắp tới, có thể dùng căn cước công dân để đi sang các nước ASEAN không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, căn cước công dân được hiểu là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân.

Theo thông tin tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các quốc gia trong ASEAN đang thực hiện phấn đấu thống nhất các loại giấy tờ. Cụ thể, ASEAN đang hướng đến việc thống nhất không sử dụng visa tương tự như cộng đồng châu Âu. Điều này đồng nghĩa với việc công dân Việt Nam có thể dùng căn cước công dân để đi lại trong khu vực ASEAN.

Theo đó, điều kiện để hoàn thành mục tiêu nêu trên là 100% công dân Việt Nam phải có căn cước công dân. Như vậy, trong thời gian tới, khi hoàn thành điều kiện nêu trên, người dân có thể đi lại trong ASEAN thông qua thẻ căn cước công dân.

Đồng thời, nếu có thể hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân Việt Nam nhanh chóng, việc nay sẽ tạo sự thuận lợi cho mọi công tác, đặc biệt trong việc tìm kiếm trẻ lạc hay người bị tai nạn đều trở nên dễ dàng hơn.

Hiện nay, các nước thuộc ASEAN bao gồm:Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

Có phải sắp tới có thể dùng căn cước công dân để đi sang các nước ASEAN không? Trình tự thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?

Có phải sắp tới có thể dùng căn cước công dân để đi sang các nước ASEAN không? Trình tự thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào? (hình từ Internet)

Có thể sử dụng thẻ CCCD để thay thế hộ chiếu không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 về giá trị sử dụng thẻ căn cước công dân như sau:

Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 nêu trên thì hiện nay, căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Người nào được cấp thẻ Căn cước công dân?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về đối tượng cấp thẻ Căn cước công dân như sau:

Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Như vậy, Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Trình tự thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về trình tự cấp thẻ Căn cước công dân như sau:

- Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

- Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Căn cước công dân 2014 kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

- Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

- Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

- Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}