Hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế mới nhất năm 2023 gồm những giấy tờ như thế nào?

Hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế mới nhất năm 2023 gồm những giấy tờ gì? Câu hỏi của bạn Mạnh ở Vũng Tàu.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế mới nhất năm 2023 gồm những gì?

Hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

Hồ sơ yêu cầu bồi thường
1. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu bồi thường theo Mẫu số 01/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018 của Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 04/2018/TT-BTP);
b) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
đ) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
b) Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
c) Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.
4. Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan Thuế giải quyết bồi thường.
5. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước bao gồm:

- Văn bản yêu cầu bồi thường;

- Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường (trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường);

- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;

- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế phải có thêm các giấy tời:

- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;

- Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;

- Di chúc (Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc);

- Văn bản hợp pháp về quyền thừa kế Trường hợp người bị thiệt hại chết mà không có di chúc).

Hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế mới nhất năm 2023 gồm những giấy tờ như thế nào?

Hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế mới nhất năm 2023 gồm những giấy tờ như thế nào? 

Nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

Nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước
1. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Cơ quan Thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
2. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN.
3. Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TNBTCNN giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật TNBTCNN.
4. Tuân thủ thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.

Căn cứ theo nội dung nêu trên thì việc giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế được thực hiện theo 05 nguyên tắc nêu trên.

Việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường tại cơ quan thuế trong một số trường hợp cụ thể như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp người yêu cầu bồi thường đồng thời yêu cầu cơ quan Thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thì cơ quan đã thụ lý yêu cầu bồi thường trước là cơ quan giải quyết bồi thường.

- Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại thì cơ quan Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp cơ quan Thuế chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường.

- Trường hợp tại thời điểm thụ lý yêu cầu bồi thường mà công chức thuế gây thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan Thuế quản lý người đó tại thời điểm gây thiệt hại thì cơ quan Thuế giải quyết bồi thường là cơ quan quản lý công chức thuế tại thời điểm gây thiệt hại.

- Trường hợp cơ quan Thuế giải quyết bồi thường đã được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan Thuế kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế đó là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có cơ quan Thuế nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế đã bị giải thể thì cơ quan Thuế đã ra quyết định giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường.

- Trường hợp có sự ủy quyền hoặc ủy thác thực hiện công vụ thì cơ quan Thuế ủy quyền hoặc cơ quan Thuế ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan Thuế được ủy quyền hoặc nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan Thuế được ủy quyền, nhận ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}