Hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước gồm các tài liệu nào theo quy định tại Luật Giá 2023 áp dụng từ ngày 1/7/2024?

Hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước gồm các tài liệu nào theo quy định tại Luật Giá 2023 áp dụng từ ngày 1/7/2024?

Hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước gồm các tài liệu nào?

Theo Điều 66 Luật Giá 2023 thì hồ sơ thẩm định giá gồm có các tài liệu sau đây:

- Văn bản giao nhiệm vụ bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước;

- Thông tin, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá;

- Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá;

- Các tài liệu do hội đồng thẩm định giá thu thập, phân tích trong quá trình thẩm định giá; các báo cáo chuyên gia, chứng thư thẩm định giá kèm Báo cáo thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá (nếu có);

- Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định giá; báo cáo thẩm định giá và Thông báo kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá;

- Tài liệu khác có liên quan đến việc thẩm định giá (nếu có).

Lưu ý: Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá để phục vụ lưu trữ.

Hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước gồm các tài liệu nào theo quy định tại Luật Giá 2023 áp dụng từ ngày 1/7/2024?

Hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước gồm các tài liệu nào theo quy định tại Luật Giá 2023 áp dụng từ ngày 1/7/2024? (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thẩm định giá từ ngày 01/7/2024 được quy định như thế nào tại Luật Giá 2023?

Căn cứ theo Điều 62 Luật Giá 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của hội đồng thẩm định giá như sau:

Quyền của hội đồng thẩm định giá:

- Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá;

- Thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá;

- Xem xét, quyết định sử dụng kết quả của đơn vị tư vấn, doanh nghiệp thẩm định giá;

- Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không có đủ thông tin, tài liệu để thực hiện thẩm định giá;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của hội đồng thẩm định giá:

- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan, chính xác trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá tuân thủ Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;

- Rà soát, đánh giá việc tuân thủ về thu thập, phân tích thông tin, lựa chọn phương pháp thẩm định giá, lập báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá trong trường hợp thuê thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá;

- Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của thành viên hội đồng thẩm định giá được quy định ra sao?

Theo Điều 63 Luật Giá 2023 thì quyền và nghĩa vụ của thành viên hội đồng thẩm định giá được quy định như sau:

Thành viên của hội đồng thẩm định giá có quyền:

- Tiếp cận thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc thẩm định giá;

- Đưa ra nhận định, đánh giá của mình trong quá trình thẩm định giá;

- Biểu quyết để xác định giá trị của tài sản thẩm định giá; trường hợp có ý kiến khác thì có quyền bảo lưu ý kiến của mình và được ghi vào biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định giá;

- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thành viên của hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ:

- Tuân thủ trình tự thẩm định giá theo quy định;

- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính chính xác, trung thực, khách quan; chịu trách nhiệm về chất lượng, tính đầy đủ đối với thông báo kết quả thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá; chịu trách nhiệm về ý kiến nhận định, đánh giá của mình quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 63 Luật Giá 2023;

- Cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thẩm định giá;

- Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chi phí thẩm định giá được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 65 Luật Giá 2023 quy định về chi phí thẩm định giá như sau:

- Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, tổ giúp việc của hội đồng thẩm định giá (nếu có) được bảo đảm bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Giá 2023 Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá.

- Trường hợp thẩm định giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công thì chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, tổ giúp việc của hội đồng thẩm định giá (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}