Giải pháp thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là gì?
- Giải pháp thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là gì?
- Có bao nhiêu nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030?
- Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050?
Giải pháp thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là gì?
Tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 680/QÐ-TTg năm 2023 quy định về các giải pháp thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050:
Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch
- Bổ sung, hoàn thiện quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp và khả thi để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; xây dựng bổ sung các quy định về kỹ thuật đối với nhiệm vụ điều tra địa chất đô thị, điều tra tai biến địa chất, địa chất công trình, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vùng đồng bằng và ven biển gắn với điều tra tai biến địa chất phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu;
- Hoàn thiện định mức kinh tế kỹ thuật, bộ đơn giá sản phẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khi thực hiện các nhiệm vụ điều tra, nhất là các dạng công việc chưa có quy định đầy đủ, phù hợp, theo hướng khuyến khích người lao động nâng cao chất lượng, tập trung điều tra chuyên môn sâu.
…….
Theo quy định trên, các giải pháp thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 như sau:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch
- Giải pháp về cơ chế quản lý, tài chính cho các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
- Ứng dụng khoa học và công nghệ
- Giải pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
- Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực
- Giải pháp về hợp tác quốc tế trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
- Giải pháp về tổ chức thực hiện Quy hoạch
Giải pháp thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030?
Nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030 được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 Quyết định 680/QÐ-TTg năm 2023 như sau:
- Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền;
- Bay đo địa vật lý;
- Điều tra di sản địa chất;
- Điều tra địa chất, đánh giá tài nguyên khoáng sản biển;
- Điều tra chi tiết tai biến địa chất (trượt lở, lũ ống, lũ quét) tại các vùng miền núi có nguy cơ cao; điều tra chi tiết địa chất môi trường tại các khu vực có khoáng sản độc hại;
- Điều tra địa chất đô thị các thành phố trực thuộc trung ương;
- Đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền các khu vực có triển vọng mới phát hiện, có quy mô lớn, cần thiết và có nhu cầu cao đối với kinh tế - xã hội, điều kiện khai thác thuận lợi gồm than (than đá, than nâu), cát sỏi lòng sông, đá làm ốp lát, cát trắng silic, đá làm vôi công nghiệp, một số khoáng sản kim loại quan trọng (urani, thori, đất hiếm và kim loại hiếm, thiếc, wolfram, đồng, vàng,...);
- Tăng cường năng lực thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ điều tra địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản, chuyển đổi số và lồng ghép, tích hợp với cơ sở dữ liệu chung của lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
- Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật địa chất tinh gọn, có năng lực chuyên môn cao.
Các nhiệm vụ thuộc Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định phê duyệt 1388/QĐ-TTg năm của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 8 năm 2013) đang thực hiện sẽ được ưu tiên để hoàn thành đến năm 2025.
Danh mục các nhóm nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Quyết định 680/QÐ-TTg năm 2023.
Xem chi tiết Danh mục các nhóm nhiệm vụ trọng tâm tại đây.
Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 680/QÐ-TTg năm 2023 quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định này. Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch;
- Đánh giá tiến độ, chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ theo Quy hoạch. Công tác đánh giá giữa kỳ quy hoạch được tiến hành 05 năm một lần, báo cáo Chính phủ làm căn cứ để tiếp tục triển khai thực hiện;
- Chủ động đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ cấp thiết đột xuất;
- Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được phê duyệt, lập danh mục bổ sung đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Khoanh định, công bố loại khoáng sản, vị trí, tọa độ, diện tích thuộc đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân trên trang thông tin điện tử của Bộ theo quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;