Giá xuất khẩu được xem là không đáng tin cậy trong trường hợp nào? Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?

Giá xuất khẩu được xem là không đáng tin cậy trong trường hợp nào? Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào? - Câu hỏi của chú Tường (Quảng Ngãi)

Giá xuất khẩu được xem là không đáng tin cậy trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 10/2018/NĐ-CP về giá xuất khẩu như sau:

Phương pháp xác định giá xuất khẩu
1. Giá xuất khẩu là giá bán của hàng hóa bị điều tra được xuất khẩu sang Việt Nam dựa trên các chứng từ giao dịch hợp pháp.
2. Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy, Cơ quan điều tra xác định giá xuất khẩu theo một trong các cách sau đây:
a) Giá xuất khẩu được xây dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên. Khách hàng độc lập đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Giá xuất khẩu được xây dựng trên các cơ sở hợp lý khác.
3. Giá xuất khẩu được coi là không đáng tin cậy theo quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này hoặc có các thỏa thuận về bù trừ.

Như vậy, Giá xuất khẩu được coi là không đáng tin cậy theo quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba có các thỏa thuận về bù trừ hoặc có mối quan hệ với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại Điều 5 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:

- Bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia;

- Cả hai bên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba;

- Cả hai bên cùng trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba.

Giá xuất khẩu được xem là không đáng tin cậy trong trường hợp nào? Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?

Giá xuất khẩu được xem là không đáng tin cậy trong trường hợp nào? Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?

Việc điều chỉnh giá xuất khẩu được xem xét thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 10/2018/NĐ-CP về việc điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu như sau:

- Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra xem xét các điều chỉnh sau đây:

+ Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông hàng hóa;

+ Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính toán gần nhau nhất;

+ Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu khi có những khác biệt về thuế, điều kiện bán hàng, cấp độ thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra cho là phù hợp;

+ Khi chuyển đổi tiền tệ, Cơ quan điều tra sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán hàng, trừ trường hợp giao dịch bán hàng xuất khẩu theo hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá hối đoái là tỷ giá quy định của hợp đồng kỳ hạn. Trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, Cơ quan điều tra tiến hành điều chỉnh biến động về tỷ giá phù hợp trong thời kỳ điều tra;

+ Các điều chỉnh khác mà Cơ quan điều tra thấy phù hợp.

Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP về phương pháp xác định biên độ bán phá giá như sau:

- Biên độ bán phá giá được xác định dựa trên mức chênh lệch giữa giá thông thường với giá xuất khẩu theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.

- Biên độ bán phá giá được xác định theo một trong các cách sau đây:

+ So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu;

+ So sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch;

+ So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch với điều kiện tồn tại sự khác biệt đáng kể của giá xuất khẩu giữa những người mua, khu vực địa lý và thời điểm xuất khẩu.

- Cơ quan điều tra phải xác định biên độ bán phá giá riêng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều này.

- Trong trường hợp số lượng Bên bị yêu cầu quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị điều tra quá lớn, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra bằng phương pháp chọn mẫu được quy định tại Điều 36 của Nghị định này để xác định biên độ bán phá giá.

- Trong trường hợp Cơ quan điều tra giới hạn phạm vi điều tra theo quy định tại khoản 4 Điều này, biên độ bán phá giá được áp dụng như sau:

+ Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;

+ Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu nhưng không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;

+ Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn mẫu nhưng tự nguyện tham gia và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;

+ Biên độ bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của các nhà sản xuất, xuất khẩu còn lại.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}