Để áp dụng biện pháp chống trợ cấp cần đáp ứng những điều kiện gì? Hiện nay có những biện pháp chống trợ cấp nào?

Cho tôi hỏi để áp dụng biện pháp chống trợ cấp cần đáp ứng những điều kiện gì? Hiện nay có những biện pháp chống trợ cấp nào? - Câu hỏi của anh Vinh từ Bình Định

Để áp dụng biện pháp chống trợ cấp cần đáp ứng những điều kiện nào?

Theo khoản 1 Điều 86 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp như sau:

Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp
1. Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này và mức trợ cấp được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

Như vậy, theo quy định, biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện nêu trên

Để áp dụng biện pháp chống trợ cấp cần đáp ứng những điều kiện gì? Hiện nay có những biện pháp chống trợ cấp nào?

Để áp dụng biện pháp chống trợ cấp cần đáp ứng những điều kiện gì? Hiện nay có những biện pháp chống trợ cấp nào? (Hình từ Internet)

Hiện nay có những biện pháp chống trợ cấp nào?

Căn cứ quy định Điều 10 Hiệp định 217/WTO-VB về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 1994 quy định Áp dụng Điều VI GATT 1994 như sau:

Áp dụng Điều VI GATT 1994[35]
Các Thành viên sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng việc đánh thuế đối kháng[36] với bất kỳ sản phẩm nào của bất kỳ Thành viên nào nhập khẩu vào lãnh thổ của một Thành viên khác phù hợp với các quy định của Điều VI Hiệp định GATT 1994 và phù hợp với các các quy định của Hiệp định này. Các loại thuế đối kháng chỉ được áp dụng căn cứ trên cơ sở điều tra đã được khởi tố và thực hiện[37] phù hợp với các quy định của Hiệp định này và Hiệp định về nông nghiệp.

Đồng thời, căn cứ Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp chống trợ cấp như sau:

Biện pháp chống trợ cấp
1. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống trợ cấp;
b) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;
c) Các biện pháp chống trợ cấp khác.

Như vậy, theo quy định, các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:

- Áp dụng thuế chống trợ cấp;

- Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;

- Các biện pháp chống trợ cấp khác.

Quy định về áp dụng biện pháp chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ quy định tại Điều 45 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước như sau:

Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 81 và khoản 4 Điều 89 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được xem xét khi có đề nghị của Bên yêu cầu về việc khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong giai đoạn từ khi có quyết định điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
3. Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức cao hơn mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời.
4. Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức thấp hơn mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức.

Như vậy, việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được quy định như trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}