Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tiếp tục tăng cường nguồn vốn ngân sách nhà nước tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn?

Hiện nay có một số địa phương vẫn còn rất là khó khăn về kinh tế, người dân sống bằng việc làm nông quanh năm nhưng lại không có thu nhập. Vậy nhà nước ta có ưu tiên khuyến khích phát triển công nghiệp tại các vùng kinh tế khó khăn không?

Hoạt động khuyến công tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 45/2012/NĐ-CP quy định về mục đích của hoạt động khuyến công như sau:

- Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

- Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, việc triển khai các hoạt động khuyến công là cơ sở để đạt được các mục đích theo quy định nêu trên.

Tiếp tục tăng cường nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động khuyến công tại các địa phương?

Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tiếp tục tăng cường nguồn vốn ngân sách nhà nước tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn?

Ưu tiên các chương trình khuyến công tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 45/2012/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Nguyên tắc ưu tiên
1. Địa bàn ưu tiên: Ưu tiên các chương trình, đề án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; địa bàn các xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; huyện vùng cao, hải đảo, biên giới đất liền; vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.
2. Ngành nghề ưu tiên:
a) Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản; công nghiệp hỗ trợ; áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.
b) Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm thuộc các chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực; công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp trọng điểm của quốc gia, vùng, miền và từng địa phương; sản xuất các sản phẩm có thị trường xuất khẩu; sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.
3. Mức kinh phí ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình, đề án quy định tại Khoản 1 và 2 của Điều này, đảm bảo thu hút được các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, áp dụng sản xuất sạch hơn vào các địa bàn và ngành nghề cần ưu tiên.”

Theo như nguyên tắc trên thì chương trình khuyến công sẽ có 02 dạng ưu tiên là ưu tiên theo địa bàn và ưu tiên theo ngành nghề. Theo đó, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn sẽ được ưu tiên thực hiện chương trình khuyến công.

Tăng nguồn vốn hỗ trợ hoạt động khuyến công tại các địa phương?

Ngày 15/6/2022 vừa qua, Bộ Công thương đã ban hành Công văn 3384/BCT-CTĐP năm 2022 hướng dẫn về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn. Theo như Công văn này, Bộ Công thương đã đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo thực hiện các nội dung như sau:

“1. Rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công của địa phương; xây dựng và phê duyệt Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn đến năm 2025 để tổ chức thực hiện (đối với các tỉnh, thành phố chưa phê duyệt); nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật đối với hoạt động khuyến công áp dụng tại địa phương.
2. Sở Công Thương tổ chức triển khai kế hoạch KCQG và khuyến công địa phương đã được phê duyệt năm 2022 đảm bảo tiến độ, hiệu quả, đúng quy định; hỗ trợ các cơ sở CNNT tiếp tục vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hậu Covid-19.
3. Định hướng hoạt động khuyến công hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm vào các lĩnh vực, sản phẩm chủ lực, tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của vùng, địa phương, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở CNNT; phát triển các sản phẩm CNNT tiêu biểu, nhất là các sản phẩm đã được trao Giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực, quốc gia; phấn đấu xây dựng được các đề án điểm.
4. Tạo điều kiện cho Sở Công Thương phát huy vai trò tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn.
5. Lĩnh vực khuyến công gồm các hoạt động có tính kỹ thuật, phù hợp chức năng quản lý nhà nước của Sở Công Thương và gắn với công tác hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Do đó, đề nghị các địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp, giao Sở Công Thương chỉ đạo đơn vị sự nghiệp trực thuộc triển khai các nhiệm vụ về khuyến công. Kiện toàn tổ chức bộ máy, mô hình hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho đơn vị thực hiện. Chỉ đạo xây dựng hệ thống cộng tác viên khuyến công cấp huyện, cấp xã nhằm giúp các cơ sở CNNT thuận lợi hơn trong tiếp cận chính sách khuyến công.
6. Tiếp tục tăng cường nguồn vốn từ ngân sách địa phương để triển khai các nội dung theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ hoặc các nội dung phục vụ hoạt động khuyến công trên địa bàn; có sự hài hòa giữa ngân sách địa phương với ngân sách trung ương trong hỗ trợ khuyến khích phát triển CNNT. Đánh giá, xem xét nâng mức hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương cho các nội dung hoạt động nhằm thu hút được nhiều cơ sở CNNT tham gia đầu tư phát triển sản xuất.
7. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công; tăng cường các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác truyền thông.”

Như vậy, công tác tăng cường hoạt động khuyến công trên địa bàn sẽ được thực hiện theo hướng dẫn như trên của Bộ Công thương. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động khuyến công sẽ được tăng cường.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

46 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}