Chính thức bãi bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao đại học từ ngày 01/12/2023 có đúng không?

Chính thức bãi bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao đại học từ 01/12/2023 có đúng không? Câu hỏi của bạn An ở Hà Tĩnh.

Chính thức bãi bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao đại học từ 01/12/2023 đúng không?

Ngày 15/6/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

Theo đó tại Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

Theo đó, Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT đã bãi bỏ toàn bộ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.

Theo đó, kể từ ngày 01/12/2023, chương trình đào tạo chất lượng cao đại học sẽ bị bãi bỏ.

Chính thức bãi bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao đại học từ ngày 01/12/2023 có đúng không?

Chính thức bãi bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao đại học từ ngày 01/12/2023 có đúng không?

Các khóa đã tuyển sinh Chương trình đào tạo chất lượng cao trước đó sẽ tiếp tục thực hiện đến khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.
2. Các khóa đã tuyển sinh Chương trình đào tạo chất lượng cao theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện cho đến hết khóa học.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các Đại học, Học viện; hiệu trưởng các Trường đại học và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Theo như quy định trên, các khóa đã tuyển sinh Chương trình đào tạo chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT sẽ tiếp tục thực hiện cho đến hết khóa học.

Tổ chức và quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao theo quy định hiện hành như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tổ chức và quản lý đào tạo
Ngoài việc tuân theo các quy định chung về tổ chức, quản lý đào tạo trình độ đại học hiện hành, cơ sở đào tạo phải thực hiện thêm các yêu cầu sau:
1. Tổ chức đào tạo CTCLC phải đảm bảo:
a) Thực hiện theo học chế tín chỉ, sử dụng triệt để phương pháp giảng dạy mới theo hướng phát huy năng lực cá nhân của sinh viên, tăng cường rèn luyện kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại và các phần mềm chuyên dụng để giải quyết các nội dung chuyên môn;
b) Có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nước ngoài hoặc Tiếng Anh, trong đó có ít nhất 1/2 số tín chỉ nêu trên do giảng viên được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 6 của Quy định này đảm nhiệm (trừ những ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam);
c) Tổ chức cho sinh viên tham quan, thực hành, thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong hoặc ngoài nước theo kế hoạch; mời các giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ nhân đến từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trong nước hoặc nước ngoài tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, phát triển nghề nghiệp; hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp liên quan để mời tham gia, hỗ trợ hoạt động đào tạo và NCKH;
d) Áp dụng các phương pháp đánh giá hiện đại theo hướng chú trọng phát triển năng lực phân tích, thực hành, sáng tạo, tự cập nhật kiến thức; năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên nguyên tắc khách quan, minh bạch, linh hoạt, bám sát mục tiêu của mỗi học phần và của CTĐT;
đ) Bố trí đủ trợ giảng cho mỗi học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành;
e) Bố trí đủ người hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập; đảm bảo mỗi nhóm thảo luận không quá 30 sinh viên, nhóm thực hành không quá 15 sinh viên, nhóm làm thí nghiệm tại phòng thí nghiệm không quá 5 sinh viên.
2. Quản lý đào tạo
a) Áp dụng tối đa các quy định quản lý học vụ, giảng viên và sinh viên của CTĐT tham khảo;
b) Có bộ phận hoặc cán bộ quản lý chuyên trách theo dõi, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện CTCLC;
c) Cố vấn học tập, giảng viên ngoài giờ lên lớp phải bố trí thời gian trả lời, giải quyết các vấn đề vướng mắc của sinh viên về nội dung học tập;
d) Tổ chức lấy ý kiến của sinh viên tối thiểu một lần sau mỗi học kỳ về nội dung, phương pháp giảng dạy của giảng viên; công tác quản lý, phục vụ; điều kiện cơ sở vật chất và tổ chức trả lời những ý kiến phản ánh của sinh viên.
3. Thay đổi trong quá trình đào tạo
a) Sinh viên CTCLC không đủ điều kiện để tiếp tục học tập CTCLC theo quy định của cơ sở đào tạo thì phải chuyển sang học CTĐT đại trà hoặc thôi học theo quy định của cơ sở đào tạo;
b) Sinh viên đang học CTĐT đại trà nếu có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của cơ sở đào tạo có thể được xem xét tiếp nhận vào học CTCLC;
c) Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thời điểm tiếp nhận sinh viên đang học chương trình đại trà chuyển sang học CTCLC, sinh viên CTCLC chuyển sang học CTĐT đại trà và phải thông báo công khai cho người học trước mỗi khóa tuyển sinh.
4. Kiểm định chương trình đào tạo chất lượng cao
a) Cơ sở đào tạo phải tự đánh giá chất lượng của CTCLC và có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cho kiểm định CTCLC;
b) Đăng ký kiểm định CTCLC sau 2 khoá tốt nghiệp, theo quy định về kiểm định CTĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có kế hoạch, lộ trình và thực hiện đăng ký kiểm định CTCLC bởi tổ chức kiểm định của nước có CTĐT tham khảo hoặc tổ chức kiểm định có uy tín trong khu vực hoặc quốc tế.

Theo đó, việc tổ chức và quản lý đào tạo chương trình chất lượng cao theo quy định hiện hành được thực hiện theo quy định trên.

Lưu ý: các quy định nêu trên không áp dụng đối với các cơ sở đào tạo có 100% vốn đầu tư nước ngoài và chương trình đào tạo liên kết với cơ sở đào tạo nước ngoài, do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng.

Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}