Chi tiết lịch Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 diễn ra vào ngày nào, ở đâu? Các hoạt động trong Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội ra sao?

Chi tiết lịch Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 diễn ra vào ngày nào, ở đâu? Các hoạt động trong Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội ra sao?

Chi tiết lịch Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 diễn ra vào ngày nào, ở đâu?

Ngày 17/03/2025, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2025 về tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025.

>>> TẢI VỀ Kế hoạch 76/KH-UBND Hà Nội năm 2025

Theo đó, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 dự kiến tổ chức trong 03 ngày từ ngày 11/4/2025 đến ngày 13/4/2025, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Lễ khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 dự kiến diễn ra vào tối thứ 6 ngày 11/04/2025 tại Sân khấu chính trước cổng Công viên Thống Nhất, đường Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Chủ đề năm 2025 của Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 là Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới.

Chương trình Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 tái hiện, giới thiệu các di sản văn hoá thế giới, kết hợp nghề truyền thống hướng tới phát triển du lịch, để mỗi món quà không chỉ là vật phẩm mà còn là dấu ấn đặc trưng của Hà Nội. Chương trình cũng mở ra cơ hội quảng bá và nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ du khách trong nước và quốc tế.

*Trên đây là "Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 diễn ra vào ngày nào, ở đâu?"

Chi tiết lịch Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 diễn ra vào ngày nào, ở đâu? Các hoạt động trong Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội ra sao?

Chi tiết lịch Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 diễn ra vào ngày nào, ở đâu? Các hoạt động trong Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội ra sao? (Hình từ Internet)

Các hoạt động trong Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội ra sao?

Tại khoản 6 Mục III Kế hoạch 76/KH-UBND Hà Nội năm 2025, các hoạt động trong Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 như sau:

Các hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch, văn hoá truyền thống tới du khách xuyên suốt Chương trình:

- Hoạt động giới thiệu, quảng bá các điểm đến du lịch, tài nguyên du lịch của Thành phố.

- Hoạt động trình diễn và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể của Thủ đô được UNESCO vinh danh như: Hát ca trù, hát và múa Ải Lao (Long Biên), hát Dô (Quốc Oai), múa rối nước Đào Thục (Đông Anh), trò chơi kéo co (Long Biên),...

- Hoạt động Workshop về trải nghiệm làng nghề, chế tác sản phẩm tại một số gian hàng đặc biệt, sáng tạo kết hợp với hoạt động từ thiện (sản phẩm từ các đơn vị từ thiện cộng đồng).

- Hoạt động giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của một số địa phương, tỉnh, thành phố trên cả nước.

- Hoạt động triển lãm, giao lưu với nghệ nhân của các làng nghề tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.

- Hoạt động trải nghiệm ẩm thực đặc trưng, nổi tiếng của Hà Nội và các địa phương khác trên cả nước.

- Hoạt động xu hướng của giới trẻ với chuỗi những thử thách: thử thách điệu nhảy…

Bên cạnh đó, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 còn có các không gian trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, triển lãm (dự kiến 80 gian hàng tiêu chuẩn), bao gồm:

(1) Không gian trải nghiệm các điểm đến di sản, điểm đến du lịch (Khu phố cổ, phố cũ Hà Nội; Khu Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long; Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu du lịch sinh thái Hồng Vân, Thường Tín…).

(2) Không gian trải nghiệm các làng nghề trên địa bàn Thành phố nhằm giới thiệu tài nguyên du lịch và định hướng phát triển du lịch: Khu trình diễn, quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề kết hợp du lịch, với các hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt, tôn vinh 02 làng nghề được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo thế giới: làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm và làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

(3) Không gian giới thiệu sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng của Hà Nội mang bản sắc văn hóa, dấu ấn di sản văn hóa Thủ đô; các sản phẩm quà tặng của các đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm quà tặng và các đơn vị kinh doanh phục vụ du lịch:

- Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tinh hoa, chất lượng của các làng nghề Hà Nội làm quà tặng du lịch.

- Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm quà tặng cao cấp, tinh tế, độc đáo của các cơ sở sản xuất và kinh doanh quà tặng, giới thiệu những sản phẩm quà tặng lưu niệm du lịch tiêu biểu mang thương hiệu du lịch Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

- Không gian quảng bá tour tuyến, giới thiệu sản phẩm du lịch đặc sắc, quà tặng voucher tour du lịch, các chương trình khuyến mại, kích cầu của các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch và các hãng vận chuyển hàng không.

(4) Không gian giới thiệu ẩm thực đặc trưng của Hà Nội và một số địa phương, tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

(5) Không gian tiểu cảnh chụp hình theo chủ đề “Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” và hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia 2025 “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”.

(6) Không gian trưng bày triển lãm ảnh đẹp Hà Nội với các tác phẩm nghệ thuật quảng bá về du lịch Hà Nội và giới thiệu hình ảnh du lịch một số tỉnh, thành phố có liên kết phát triển du lịch với Hà Nội.

(7) Không gian chuyển đổi số du lịch Hà Nội giới thiệu công nghệ thực tế ảo trong du lịch (VRT) và minigame tương tác với du khách.

Nguyên tắc tổ chức lễ hội hiện nay thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:

Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo đó, việc tổ chức lễ hội hiện nay phải tuân thủ theo quy định như đã nêu trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}