Cần phải tiến hành những biện pháp cấp cứu nào khi trẻ bị khó thở hoặc hôn mê sau mắc Covid-19?

Xin chào Lawnet, tôi muốn hỏi vấn đề sau: Con tôi bị mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh được 3 ngày. Hiện tại cháu đang tiếp tục uống thuốc tại nhà. Vậy tôi cần phải lưu ý những vấn đề nào khi chăm sóc cho cháu? Tôi xin cảm ơn!

Trẻ sau khi mắc Covid-19 có dấu hiệu về hô hấp hoặc hôn mê thì cần phải thực hiện những biện pháp cấp cứu như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 3.2 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn về các biện pháp cấp cứu ngay đối với trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 như sau:

“III. ĐIỀU TRỊ
3.2. Điều trị
a) Cấp cứu ngay khi người bệnh có dấu hiệu cấp cứu
- Hỗ trợ hô hấp
+ Thở oxy gọng mũi, thở không xâm lấn giữ SpO2 94-98%.
+ Đặt nội khí quản, thở máy khi có chỉ định.
- Chống sốc nếu có
+ Truyền dịch Ringer Lactat hoặc Natriclorit 0,9% nhanh 20 ml/kg/15-60 phút.
+ Truyền tĩnh mạch adrenaline (sốc lạnh) hoặc noradrenaline (sốc ấm).
+ Kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch khi nghi ngờ nhiễm khuẩn.
- Hôn mê:
+ Tư thế an toàn.
+ Thông đường thở.
+ Thở oxy.
+ Điều trị hạ đường huyết nếu có với TM Glucose 30% liều 1-2 ml/kg sau đó truyền Glucose 10%.”

Theo đó, căn cứ vào các dấu hiệu mà người bệnh gặp phải để xác định những biện pháp cấp cứu kịp thời theo nội dung hướng dẫn nêu trên.

Những lưu ý mà bậc phụ huynh cần phải biết khi điều trị sau covid-19 tại nhà dành cho trẻ em? Cần phải tiến hành những biện pháp cấp cứu như thế nào khi trẻ em sau khi mắc Covid-19 bị khó thở hoặc hôn mê?

Cần phải tiến hành những biện pháp cấp cứu nào khi trẻ bị khó thở hoặc hôn mê sau mắc Covid-19?

Phụ huynh cần phải lưu ý những vấn đề gì để tiến hành điều trị sau Covid-19 cho trẻ em tại nhà?

Căn cứ vào tiểu mục 3.2 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn về việc điều trị ngoại trú đối với trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 như sau:

“III. ĐIỀU TRỊ
3.2. Điều trị
c) Điều trị ngoại trú
Phần lớn người bệnh sau nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú và các triệu chứng sẽ khỏi sau 2-8 tuần.
- Chỉ định nhập viện
+ Có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
+ Có dấu hiệu cảnh báo nặng theo chuyên khoa.
+ Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C).”

Như vậy, phụ huynh cần phải lưu ý những phương pháp điều trị ngoại trú phù hợp đối với từng loại triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau khi nhiễm Covid-19 theo hướng dẫn nêu trên.

Theo đó, tường hợp trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, dấu hiệu cảnh báo nặng theo chuyên khoa hoặc hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C) thì cần phải đưa trẻ nhập viện ngay để đảm bảo an toàn.

Trường hợp trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 xuất hiện các triệu chứng không thể điều trị bằng các biện pháp thông thường thì cần xử lý như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 3.2 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp không thể áp dụng các biện pháp điều trị thông thường đối với trẻ em sau khi mắc Covid-19 như sau:

“III. ĐIỀU TRỊ
3.2. Điều trị
d) Chỉ định chuyển khám chuyên khoa hoặc BV đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối
Các trường hợp sau nhiễm COVID-19 cần hỗ trợ hô hấp tuần hoàn hoặc cần can thiệp chuyên khoa sâu hoặc triệu chứng kéo dài trên 2 tuần không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường, cần được hội chẩn chuyên khoa hoặc chuyển tuyến trên để trẻ được điều trị tốt hơn.
* Hướng dẫn và thực hiện các test tầm soát sức khỏe tâm thần cho trẻ tùy theo độ tuổi phù hợp như DASS 21 (đánh giá 3 yếu tố: mức độ trầm cảm, lo âu, stress), PSS-10-C (Stress do COVID-19 (Xem Phụ lục 1)”

Theo đó, cần phải chuyển khám chuyên khoa hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối theo hướng dẫn khi xuất hiện các triệu chứng theo nội dung nêu trên.

Những lưu ý về việc theo dõi sức khỏe tại nhà và tái khám đối với trẻ em sau khi mắc Covid-19?

Căn cứ vào tiểu mục 3.2 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã hướng dẫn về những biện pháp theo dõi tại nhà và tái khám đối với trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 như sau:

“III. ĐIỀU TRỊ
3.2. Điều trị
đ) Hướng dẫn theo dõi tại nhà và tái khám
- Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà:
+ Uống thuốc theo đơn.
+ Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin.
+ Tập thể dục, khuyến khích vận động.
- Ngủ đủ, giảm stress.
- Luôn động viên trẻ.
- Hướng dẫn dấu hiệu cấp cứu hoặc nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện cấp cứu ngay.
- Hướng dẫn tái khám theo hẹn.
Theo dõi và tái khám MIS-C
- Siêu âm tim kiểm tra: Nếu có bất thường mạch vành hay bất thường trên siêu âm tim (chức năng tim giảm, tràn dịch màng tim, hở van tim...) chuyển đến phòng khám tim mạch.
- Nếu không bất thường: Aspirin liều 3-5 mg/kg/ngày và Prednisone 1mg/kg trong 5 ngày đầu, giảm liều 0,5 mg/kg ở 5 ngày kể tiếp sau rồi ngưng.
- Tái khám mỗi 1-2 tuần trong tháng đầu. Sau đó nếu diễn tiến thuận lợi, tái khám mỗi tháng trong 3-6 tháng.”

Theo đó, việc tiến hành theo dõi tại nhà và tái khám đối với trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 được thực hiện theo nội dung hướng dẫn nêu trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

549 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}