Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại cơ quan thuế gồm những gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại cơ quan thuế gồm những gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế được quy định như thế nào? Chị An - Hà Nội.

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại cơ quan thuế gồm những gì?

Căn cứ Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 về Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.

Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 có quy định như sau:

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ gây thiệt hại và có yêu cầu bồi thường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật TNBTCNN;
- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

Như vậy, theo quy định hiện nay, có các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường nhà nước nêu trên. Theo đó, cơ quan Thuế sẽ dựa trên những căn cứ này để thực hiện bồi thường.

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại cơ quan thuế gồm những gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại cơ quan thuế gồm những gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?

Thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan thuế là mấy năm?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

Thời hiệu yêu cầu bồi thường
1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật TNBTCNN nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật TNBTCNN và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
2. Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường
a) Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật TNBTCNN không thể thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường;
b) Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện đã chết hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.
3. Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh khoảng thời gian không tính vào thời hiệu quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

Trong đó có 02 khoảng thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế:

- Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

- Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà:

+ Chưa có người đại diện;

+ Hoặc người đại diện đã chết;

+ Hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp do Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 thì cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:

(1) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

(2) Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;

(3) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

(4) Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;

(5) Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;

(6) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin;

(7) Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thuế.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}