5+ Mẫu bài viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học?

5+ Mẫu bài viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học?

5+ Mẫu bài viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học?

Tham khảo mẫu viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học dưới đây:

MẪU 01 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Vậy là chỉ còn hai tháng nữa thôi, là em sẽ phải rời xa mái trường tiểu học thân yêu của mình để đến một ngôi trường khác. Tuy em luôn biết rằng ngày này sẽ đến, nhưng thật không ngờ nó lại đến nhanh như thế.

Mới ngày nào, em còn chập chững đến trường, nép sau lưng mẹ nhìn các anh chị vui đùa, mà giờ đã là học sinh lớp 5 rồi. Mới ngày nào, ngôi trường rộng lớn còn biết bao nhiêu là điều thú vị, kì lạ cho em khám phá, thì giờ đây em đã thuộc làu hết mọi “địa hình”. Cảm giác thân thuộc ấy khiến em luôn cho rằng mái trường này là ngôi nhà thứ hai của em. Và những người thầy, người cô ở đây chính là người cha người mẹ thứ hai của em. Thầy cô yêu thương, dạy dỗ em trưởng thành và dìu dắt em nên người. Nhớ nhất, có lẽ là những người bạn thân thiết đã cùng em trải qua bao giờ học chăm chỉ, bao giờ kiểm tra căng thẳng, bao giờ ra chơi thú vị. Và cả những lúc đi học trễ, bị phạt quét sân. Rồi cả những lần lén mua quà vặt, ăn trong giờ học.

Những kỉ niệm ấy vốn tưởng là hiển nhiên, giờ lại trở nên quý giá vô cùng. Bởi chỉ ít tuần nữa thôi, em sẽ chẳng được đến đây học tập nữa. Ngôi trường vẫn thế, thầy cô vẫn ở đây, bàn ghế bảng đen vẫn y nguyên, nhưng chỉ là người ngồi ở đây không còn là em nữa. Một chút buồn bã, nuối tiếc hòa lẫn với sự mong chờ về tương lai phía trước, khiến em rơi vào một bầu cảm xúc thật khó gọi tên. Nhưng chắc chắn rằng, sau này, em sẽ trở về thăm trường, như người con trở về mái nhà của mình.

MẪU 02 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Suốt mấy hôm nay, em đang sống trong những ngày cuối cùng với tư cách là một học sinh của ngôi trường tiểu học Kim Đồng yêu dấu. Bởi chỉ ít ngày nữa thôi, em sẽ phải rời xa nơi đây, để đến với một ngôi trường mới.

Trước thời khắc ấy, trong em có biết bao cảm xúc thật khó tả. Đầu tiên chính là vui sướng. Em đã học tập vất vả, trải qua những giờ thi căng thẳng để được đỗ vào trường cấp 2 yêu mến. Giờ đây ước mơ đã thành hiện thực, niềm vui sướng vỡ òa trong trái tim em. Thế nhưng, nhiều phần hơn lại chính là nỗi buồn. Buồn vì phải xa mái trường, xa thầy cô, xa bạn bè đã gắn bó suốt năm năm qua. Từ khi bắt đầu, đã biết sẽ có ngày này, nhưng sao khi nó đang đến thật gần thì lại buồn đến thế.

Rồi đây, em sẽ không được học những giờ Toán với thầy Bình khó tính. Sẽ không được nghe cô Mi kể chuyện mỗi tuần. Và sẽ không được cùng các bạn đến lớp từ sớm để tưới cây, lau bảng. Mỗi chiều tan học, sẽ không được cùng các bạn lê la ở quán ăn vặt trước cổng trường. Tất cả, sẽ chỉ còn là kỉ niệm. Em sẽ nhớ lắm! Nhớ hàng ghế đá, cây cao che mưa chắn gió những giờ ra chơi. Nhớ sân trường rộng với những bồn hoa nhỏ rực rỡ sắc bông mười giờ. Nhờ những lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên mái nhà. Nhờ mùa hoa phượng đỏ rực mỗi tháng tư. Và nhớ nhất, chính là những thầy cô luôn yêu thương, quan tâm em, cùng những người bạn luôn ở cạnh bên dù vui dù buồn.

Thế nhưng, em chắc chắn sẽ nhớ và giữ mãi những kỉ niệm ấy. Em sẽ dành thời gian để trở về thăm trường, thăm thầy cô, bè bạn. Bởi tuy không còn được học cùng nhau nữa, thì giữa chúng em vẫn còn tình cảm chân thành khó phai mờ.

MẪU 03 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’

MẪU 04 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Năm năm dưới mái trường này, em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp về bạn bè, thầy, cô và mái trường. Nhưng thời gian cứ trôi qua, sắp đến lúc em phải tạm biệt ngôi trường Lê Quý Đôn và bước sang một ngôi trường cấp hai mới.

Ngôi trường đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng và kỉ niệm dấu yêu. Trường của em có một vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ với những hàng cây xanh tốt tươi luôn chào đón em đến trường. Trường của em có rất nhiều thầy cô giáo dạy giỏi – những người đã có công rất lớn đối với chúng em. Các thầy cô giáo đã phải mất bao nhiêu công sức để dạy dỗ chúng em thành người. Ở trường, em còn có rất nhiều những người bạn thân thiết, những người bạn luôn chia sẻ, tâm sự với em lúc buồn vui.

Sắp đến lúc chia tay rồi, nhưng dù mai này có đi đâu xa, em cũng không quên được mái trường Lê Quý Đôn. Kìa những quả bóng bay muôn sắc màu bay lên cao, chở theo những niềm mơ ước, như thay cho những lời chúc, lời tri ân, lời từ biệt thầy cô kính yêu và mái trường Tiểu học Lê Quý Đôn. Sẽ mãi mãi em không quên những giây phút này!

MẪU 05 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Lần cuối con bước ra khỏi cổng trường Lê Quý Đôn, nó như mãi mãi hằn sâu vào trái tim con, như thể con không quay trở về được nữa.

Sáng nay, khi mọi người tung mũ, con không nghĩ rằng con có thể khóc lúc đấy! Một cái gì đó đã khiến con khóc! Con khóc như không hề có một lí do nào cả! Con có cảm giác như lần tung mũ đấy là thời gian cuối cùng ở mái trường này! Cảm giác ùa về thời gian con mới vào trường, thời gian bỡ ngỡ trước thầy cô và bạn bè! Cô và các bạn đã động viên con giúp con trong học tập!….

5 năm trôi qua……

Thời gian ôi, sao trôi nhanh thế? Con chỉ muốn nó chậm lại rồi dừng lại. Con không cầm được nước mắt khi mà mặc trên mình bộ áo cử nhân. Thầy đã cho thả từng quả bóng bay lên kèm theo những ước mơ tuổi học trò! Những quả bóng bay cao, sặc sỡ nhiều màu đem theo những điều ước bay cao và xa. Ôi! Đây là khoảnh khắc con không thể quên mặc dù trí nhớ của con có kém đến đâu.

Cả ngày hôm ấy con đã đếm ngược,đếm ngược thời gian. Hôm nay hình như thời gian trôi nhanh hơn mọi hôm. Chỉ mới vèo đã hết bay 8h đồng hồ cuối cùng còn lại. Thời gian chúng con chia tay thật đáng nhớ. Mấy bạn nam trong lớp thì đương nhiên là mặt vẫn "phởn" như bình thường còn bọn con thì khóc như mưa, như bão, như muốn trôi hết mọi thứ. Con sẽ nhớ mãi, nhớ mãi các bạn lớp mình. Con sẽ nhớ những buổi đánh nhau, cãi nhau, trêu trọc nhau rồi khóc. Đặc biệt, con sẽ nhớ người mẹ của 26 đứa con (cộng thêm em Hà Anh là 27) người đã dành hết tâm huyết dạy dỗ chúng con, chỉ cho con những bước đi đúng đắn để chúng con tiến thêm từng bước vào đời. Con xin cảm ơn tất cả các thầy, các cô, người đã hết lòng quan tâm tới chúng con.

Hôm nay là ngày con sẽ không bao giờ quên!

MẪU 06 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Tháng năm sân trường đầy nắn

Nhuộm vàng tiếng ve râm ran

Tháng năm từng chùm hoa phượng

Bất ngờ đỏ rực mênh mang

Tháng năm – mùa hè cuối cùng

Một mùa hè chia li

Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng

Dịu dàng nói tạm biệt em…

Năm năm học lặng lẽ trôi qua thật nhanh. Và giờ đây, em sẽ phải nói lời tạm biệt mái trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi chất chứa bao yêu thương, nơi có biết bao người thầy, người cô tâm huyết đưa chúng em đến bến bờ tri thức. Cảm xúc khi sắp phải chia tay với những người cha, người mẹ hiền luôn hết lòng chăm sóc cho đàn con và cả những cô cậu học trò đáng yêu, tinh nghịch thật khó diễn tả bằng lời. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè cứ dần hiện về trong tâm trí như những thước phim quay chậm, làm sao có thể phai mờ, làm sao có thể lãng quên,… Lòng bồi hồi, bâng khuâng nhớ lại ngày đầu tiên tới lớp… Vẫn còn đây những e dè, nhút nhát và cả những giọt nước mắt chẳng thể biết lí do. Vẫn còn đây hình ảnh người cô – nhẹ nhàng lau nước mắt, ôm chặt em vào lòng rồi đưa em vào cửa lớp. Và còn đây những tiết học sôi nổi, những ánh mắt thân thương, những tiếng cười giòn giã,… Tất cả, tất cả như mới trong ngày hôm qua. Em thầm cảm ơn các thầy, các cô – những người đã dạy dỗ em trong suốt năm năm qua. Những bài giảng của thầy cô là hành trang không thể thiếu trong cuộc hành trình đến với những ước mơ mà em đã chọn. Em gửi tới thầy cô – những người đưa đò cần mẫn – lời chúc tốt đẹp nhất. Còn các bạn cùng lớp – những người anh em, tớ chúc các cậu luôn thành công trong cuộc sống. Mái trường ơi, cho em gửi một niềm yêu và nỗi nhớ. Sẽ có ngày em về lại nơi đây!…

MẪU 07 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Năm nay tôi đã học lớp 5! Đây là năm kết thúc quá trình tôi học ở Tiểu học, là năm tôi phải chia tay cô và các bạn cùng lớp. Ngày xa trường, trong tôi có rất nhiều cảm xúc.

5 năm học là thời gian khởi đầu cho quá trình học tập của đời người, với tôi cũng vậy. Nhưng 5 năm là khoảng thời gian để tôi nhớ từng gương mặt của thầy cô tôi, bạn bè tôi. Hiểu được tính cách của những người bạn thân thiết, biết cách nhường nhịn và yêu thương nhau. 5 năm cũng là khoảng thời gian để tôi ghi lại biết bao nhiều kỷ niệm. Tôi không quên lần đi học muốn, không xin phép cô lại trốn vào lớp, không quên lần vì muốn điểm cao mà tranh nhau thước kẻ với bạn cùng bàn làm bạn ấy òa khóc và rồi tôi cũng khóc theo. Tôi cũng không quên được các bạn đến thăm khi tôi bị ốm… Biết bao nhiêu kỷ niệm kéo tôi lại khi tôi nghĩ tới việc phải xa ngôi trường này!

Ngày xa trường, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi phải yêu thương, đoàn kết và luôn nhớ về nhau. Chúng tôi bồi hồi xúc động, có những giọt nước mắt đã rơi, có những bạn không kìm được cảm xúc òa lên nức nở. Bọn con trai chúng tôi thì nghẹn ngào nơi cổ họng nhưng đứa nào cũng mang trong mình lòng quyết tâm sẽ cố gắng để không phụ lòng mong đợi của cô.

Nghĩ đến việc phải chia tay, có lẽ ai cũng buồn như tôi vậy! Có bạn sẽ được gặp nhau ở ngôi trường mới, có bạn theo gia đình đi học xa, có bạn được học ở trường chuyên, bấy nhiêu đấy thôi, đủ để tôi luyến tiếc, đủ để tôi níu kéo tất cả, mong muốn mọi người không phải xa nhau, cũng mong muốn luôn nhận được sự chỉ bảo ân tình như người mẹ của cô chủ nhiệm.

Nhưng chia tay, cuối cùng chưa phải là mang lại nỗi buồn, mà chia tay để chúng tôi bước sang một môi trường học tập mới, chúng tôi còn gặp lại nhau và còn cùng nhau cố gắng. Chia tay, cũng chính là khi chúng tôi hoàn thành một cấp học. Và có lẽ sự chuyển cấp đem lại niềm vui cho bố mẹ, thầy cô. Nên đúng như cô chủ nhiệm nói: Các em phải vui lên, vì ngày mai các em còn cùng nhau đồng hành mà.

Sau biết bao cảm xúc, chúng tôi trở nên chững chạc hơn. Chưa khi nào tôi thấy tình thầy- trò, bạn bè lại tha thiết đến như vậy! Chúng tôi chia tay nhau hôm nay để cùng hướng đến một tương lai, để gần đến với ước mơ của mình. Vì vậy, tôi và các bạn quý trọng những tháng ngày được học tập cùng nhau và cũng sẽ quý trọng những khoảng thời gian phía trước.

MẪU 08 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Cảm giác thời gian trôi đi quá nhanh, chỉ trong một thoáng đã là năm năm, và giờ đây, em sắp phải nói lời chia tay với ngôi trường tiểu học Kim Đồng yêu quý của mình. Những kí ức về những ngày đầu tiên em bước chân vào đây vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí. Từ một em bé nhỏ lúc đó, giờ đây em đã trở thành một trong những người lớn nhất trong trường, là tấm gương mà các em nhỏ khác hướng tới.

Cảm xúc của em khi chuẩn bị phải chia tay ngôi trường là một sự hỗn độn không thể tả. Em nghĩ nhiều về thầy cô, về bạn bè... Sự tiếc nuối khi không còn được gặp lại những người thầy đã bên em suốt năm năm học, không được nghe những bài giảng ý nghĩa của họ. Cảm giác đó thật là trống rỗng! Em vẫn nhớ những lúc thầy cầm tay em từng nét chữ, dạy bảo từng phép tính một. Những ngày em ốm, thầy đã đến nhà em để hỏi thăm, giảng bài cho em. Em không kìm được nước mắt ôm chầm lấy thầy, em nói nhớ thầy và các bạn quá, mong sớm khỏi để có thể đến lớp. Thầy đã an ủi, động viên và kể những câu chuyện làm em cười. Em tự hỏi rằng sẽ còn bao lâu nữa em mới có thể gặp lại một người thầy như thế trong cuộc đời. Nhờ có thầy, em coi lớp học như nhà, thầy như cha, và bạn bè như anh em. Chúng ta yêu thương, quan tâm lẫn nhau thật lòng. Mặc dù tình cảm này giản dị nhưng lại rất chân thành.

Còn với các bạn, em nhớ nhất là những buổi hoạt động tập thể của lớp, đi tham quan hoặc tham gia các hoạt động văn nghệ của trường. Cả lớp cùng nhau làm việc, vui chơi và đoàn kết vô cùng. Chi đội của chúng ta luôn giành giải xuất sắc, điều đó không chỉ là nỗ lực của mỗi cá nhân mà còn là sức mạnh của tinh thần đồng đội. Trong lớp, những giờ ra chơi cùng nhau nhảy dây, đá bóng, hoặc chơi trốn tìm. Em nhớ mãi, còn bao lâu chúng ta mới có thể ở bên nhau như thế này nữa? Thời gian trôi đi quá nhanh, em vẫn muốn được chơi với các bạn lâu hơn, muốn cùng học với các bạn lâu hơn.

Khi kết thúc kì học này, chúng ta sẽ phải chia tay, mỗi người đi một nơi. Có thể một số may mắn sẽ học cùng lớp 6, nhưng đại gia đình của lớp 5A1 sẽ ra sao? Ôi, suy nghĩ về khoảnh khắc chia ly thật làm em không dám nghĩ đến. Ngôi trường mới sẽ ra sao khi không còn những người bạn thân thiết? Em sẽ nhớ phấn trắng, bảng đen, bàn ghế và các vật dụng học tập khác, em sẽ nhớ tất cả mọi thứ, điều này không dễ dàng chút nào. Bây giờ, em muốn khóc như ngày đầu tiên đi học, như lúc mẹ buông tay em và bảo em hãy tự mình bước đi.

Còn ít thời gian, em muốn cố gắng để những ngày cuối cùng này thật vui vẻ cùng các bạn. Hãy cùng nhau tạo ra những kỷ niệm không thể quên, để khi quay lại, mọi người vẫn cảm thấy hạnh phúc.

MẪU 09 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Những ngày cuối cùng của thời là học sinh tại ngôi trường tiểu học Kim Đồng đang trôi qua dần đều, và trong tâm trí của em, nỗi xúc động và bi ai vẫn cứ hiện hữu. Cảm giác vui mừng là điều không thể phủ nhận khi em nhìn lại quãng đường mà mình đã đi qua để đạt được mục tiêu được vào trường cấp 2 mà mình mong muốn. Sự hạnh phúc tràn đầy khi nhận ra rằng ước mơ đã thành hiện thực, và niềm vui này tràn ngập trong lòng em. Tuy nhiên, cùng với niềm vui đó là nỗi buồn sâu sắc. Buồn vì phải chia tay mái trường, những người thầy cô, và những người bạn mà em đã gắn bó suốt nhiều năm qua. Mặc dù đã biết sẽ có một ngày phải nói lời chia tay, nhưng khi nó đến gần thì nỗi buồn lại trở nên đắng cay hơn.

Sắp tới đây, em sẽ không còn được ngồi trong những buổi học Toán khó khăn với thầy Bình nữa. Không còn được nghe cô Mi kể chuyện mỗi tuần. Và không còn được cùng các bạn đến trường sớm để chăm sóc cây cối, dọn dẹp lớp học. Mỗi khi tan học, không còn cùng bạn bè đi dạo quanh quán ăn vặt trước cổng trường. Tất cả những điều này chỉ còn lại trong ký ức. Em sẽ nhớ! Nhớ từng chiếc ghế đá, những cây cao che mưa chắn gió, và những buổi ra chơi trên sân trường rộng lớn với những bồn hoa nhỏ đầy sắc màu. Em sẽ nhớ những lá cờ đỏ sao vàng lung linh trên mái nhà. Em sẽ nhớ mùa hoa phượng đỏ rực mỗi khi tháng tư về. Nhưng trên hết, em sẽ nhớ những thầy cô luôn yêu thương, quan tâm và những người bạn luôn ở bên cạnh em trong mọi hoàn cảnh.

Tuy nhiên, em tin chắc rằng những kỷ niệm này sẽ mãi mãi ở trong trái tim em. Em sẽ dành thời gian để quay lại thăm trường, thăm thầy cô và bạn bè. Dù không còn cùng nhau học hành nữa, tình bạn chân thành ấy vẫn mãi không phai mờ.

MẪU 10 - Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học

Khi sắp phải xa mái trường tiểu học thân yêu, em cảm thấy vừa buồn vừa xúc động. Nơi đây đã gắn bó với em suốt những năm tháng đầu đời học sinh, là nơi em đã học được bao điều hay, lẽ phải. Em nhớ từng góc sân, hàng cây, lớp học, và cả tiếng cười nói rộn ràng của bạn bè. Thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai đã luôn yêu thương, dạy dỗ em tận tình. Giờ đây, nghĩ đến lúc phải rời xa tất cả, em thấy lòng mình lưu luyến không muốn rời. Em ước thời gian trôi chậm lại để em được ở bên mái trường lâu hơn một chút. Dù sau này có đi đâu, em cũng sẽ luôn ghi nhớ những kỷ niệm đẹp tại nơi đây. Mái trường tiểu học sẽ mãi là một phần ký ức trong sáng, thân thương nhất của tuổi thơ em. Em hứa sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô và những năm tháng quý báu đã qua.

*Trên đây là thông tin tham khảo mẫu viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học!

5+ Mẫu bài viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học?

5+ Mẫu bài viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu nói lên cảm xúc của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học? (Hình ảnh Internet)

Đặc điểm môn Văn chương trình giáo dục phổ thông như thế nào?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cụ thể như sau:

- Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:

+ Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

+ Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Các khoa, bộ môn;

+ Các hội đồng tư vấn;

+ Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

- Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:

+ Giám đốc, phó giám đốc;

+ Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Các tổ bộ môn;

+ Các hội đồng tư vấn;

+ Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}