Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động Việt Nam 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó ta có thể hiểu rằng trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một vài trường hợp theo quy định.
Doanh nghiệp có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Ở Việt Nam, trợ cấp thôi việc được tính như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = ½ x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc
Trong đó:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tính trợ cấp thôi việc như thế nào năm 2025? Tuyển tập một số bản án liên quan (Hình từ Internet)
Dưới đây là tuyển tập bản án về tranh chấp trợ cấp thôi việc do Tòa án tại Việt Nam xét xử:
STT | Tên bản án | Thời gian ban hành | Tòa án xét xử |
1 | Bản án về tranh chấp trợ cấp thôi việc số 01/2024/LĐ-ST | 12/01/2024 |
Tòa án nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
|
2 | Bản án về tranh chấp trợ cấp thôi việc số 20/2023/LĐ-ST | 06/12/2023 |
Tòa án nhân dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
|
3 | Bản án về tranh chấp trợ cấp thôi việc số 13/2023/LĐ-ST | 18/08/2023 |
Tòa án nhân dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
|
4 | Bản án về tranh chấp trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế số 09/2023/LĐ-PT | 31/07/2023 |
Tòa án nhân dân tỉnh Long An
|
5 | Bản án về tranh chấp trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động số 01/2022/LĐ-PT | 25/02/2022 |
Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh
|
6 | Bản án về đòi tiền trợ cấp thôi việc số 09/2021/LĐ-ST | 22/11/2021 |
Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
|
7 | Bản án về tranh chấp tiền trợ cấp thôi việc số 06/2021/LĐ-ST | 22/11/2021 |
Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
|
8 | Bản án về tranh chấp trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động số 03/2021/LĐ-ST | 13/10/2021 |
Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
|
9 | Bản án 45/2020/LĐ-ST về tranh chấp trợ cấp thôi việc | 21/09/2020 |
Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
|
10 | Bản án 05/2017/LĐ-PT về tranh chấp trợ cấp thôi việc | 21/11/2017 |
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
|
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về