01/06/2024 10:46

Người bị lừa đảo tuyển dụng việc làm qua mạng cần làm gì?

Người bị lừa đảo tuyển dụng việc làm qua mạng cần làm gì?

Khi đăng ký việc làm trên một ứng dụng trên mạng nhưng họ yêu cầu cọc tiền tuyển dụng, như vậy có phải là lừa đảo không và người bị lừa cần làm gì?

Hiện nay, ở Việt Nam hành vi lừa đảo việc làm xảy ra ở nhiều mức độ, thủ đoạn khác nhau. Trong đó, có hành vi các tổ chức, cá nhân lấy thương hiệu cảu các công ty lớn để đăng tin tuyển dụng sau đó yêu cầu người tìm việc trả phí cọc tuyển dụng và chiếm đoạt. Nếu rơi vào trường hợp này, thì pháp luật Việt Nam quy định thế nào và người bị lừa phải làm gì, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:

1. Người lao động có phải trả phí cọc tuyển dụng không?

Căn cứ Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động không phải trả bất kỳ chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

Do đó, người lao động không phải trả bất kỳ chi phí cọc nào cho việc làm tuyển dụng. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu thu tiền cọc của người lao động tham gia tuyển dụng có thể bị xem là hành vi lừa đảo trong tuyển dụng.

2. Hành vi lừa đảo tuyển dụng sẽ bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;

b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;

c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;

d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;

b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;

d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

5. Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên hành thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, nhà tuyển dụng đó còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu.

3. Người bị lừa đảo tuyển dụng việc làm qua mạng cần làm gì?

Tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2021 có quy định về việc tố giác tội phạm như sau:

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4.Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm các cơ quan sau:

- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Cụ thể, khi phát hiện hành vi lừa đảo tuyển dụng, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình người lao động không nên chuyển bất kỳ phí cọc tuyển dụng nào và cần làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú, thường trú hoặc tạm trú.

Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị lừa đảo còn có thể thông tin, trình báo qua Đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
Lê Thị Hồng Mai
102


Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;